8 9 tháng tuổi là cột mốc trẻ có nhiều sự thay đổi, đặc biệt là bé có thể nhai. Do đó, thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi sao cho phù hợp? Cùng bỉm tã Lobo lên thực đơn ăn dặm cho bé ngay nhé!
1. Xác định nhu cầu dinh dưỡng cho bé 8-9 tháng tuổi
Từ 8-9 tháng tuổi trở đi, nhu cầu dinh dưỡng của bé để cơ thể phát triển cần đa dạng. Do đó, việc chọn bổ sung các nguyên liệu chứa hàm lượng dinh dưỡng phù hợp cũng trở nên kỹ hơn. Để việc lựa chọn thực phẩm được dễ dàng hơn, mẹ cần lưu ý những loại dưỡng chất cần thiết cho bé 8-9 tháng tuổi như sau:
Sắt: Đây là khoáng chất rất tốt cho trẻ. Nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, hình thành máu, giúp tóc bé chắc khỏe và đen nhánh hơn. Sắt thường xuất hiện nhiều trong các loại thịt đỏ (như bò, heo, cá), các loại rau màu xanh đậm (rau dền, cần tây, rau ngót).
Kẽm: Kẽm là một trong những chất cần có trong thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng. Nó giúp trẻ có cảm giác ăn ngon, tăng cường hấp thu các chất và giúp tăng chiều cao ở trẻ. Có thể tìm thấy kẽm trong các loại thịt, cá, hạt khô, cây họ đậu, trứng, một số loại rau.
Axit béo omega-3: Đây là dưỡng chất có tác dụng rất tốt trong việc phát triển não bộ trẻ. Omega-3 xuất hiện trong các loại cá biển (cá hồi, cá ngừ,…), sữa nguyên chất, hạt khô.
Protein: Đây là chất đóng quan trọng trong việc hình thành và tái tạo tế bào. Giúp cơ bắp phát triển. Có thể tìm thấy protein trong những thực phẩm như: Trứng, ức gà, sữa nguyên chất, phô mai, súp lơ.
Vitamin: Đây được xem như một chất xúc tác, bảo vệ, và giúp cơ thể bé tăng cường hấp thu. Các loại vitamin có thể tìm thấy trong thực phẩm ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi như vitamin A, C, E, D, B12,…
2. Các loại thực phẩm nào bé 8-9 tháng tuổi ăn được?
Thực phẩm ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi bao gồm 3 bữa chính, 3 bữa phụ. Mẹ có thể tham khảo các loại thực phẩm để bổ sung cho bé dưới đây:
- Sữa mẹ/ sữa công thức: 500 – 700ml/ngày.
- Khẩu phần ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi bữa chính gồm: 40g cháo/ bột/ cơm nát (tinh bột) + 30g thịt/ tôm/ cá (chất đạm) ++ 5ml dầu/ mỡ 30g rau xanh + 50 – 100g trái cây
- Khẩu phần ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi bữa phụ: yaourt, bánh quy, trái cây, phô mai…
3. Nguyên tắc ăn dặm bé 8-9 tháng tuổi
Để xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi đúng chuẩn, cha mẹ cần ghi nhớ những nguyên tắc dưới đây:
3.1. Tăng lượng thức ăn thô
Ban đầu, cha mẹ nên cho trẻ làm quen với các loại cháo đặc. Sau đó, mẹ có thể tăng dần lượng thức ăn thô trong trường hợp hệ tiêu hóa của con hoạt động tốt bằng cách chuyển sang nấu cháo đặc như người lớn.
3.2. Đảm bảo 4 nhóm thực phẩm chính
Đối với thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi, cha mẹ cần bổ sung đủ 4 nhóm thực phẩm chính là chất béo, tinh bột, protein, vitamin và khoáng chất.
3.3. Đa dạng nguyên liệu
Thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng cần đa dạng nguyên liệu, màu sắc giúp con thích thú, hợp tác hơn. Sử dụng thực phẩm còn tươi, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng và đảm bảo an toàn vệ sinh. Chỉ nên dùng các loại gia vị ăn dặm theo hướng dẫn của chuyên gia.
3.4. Rèn luyện kỹ năng
Cha mẹ có thể rèn luyện thói quen ăn uống nề nếp cho con bằng cách cho ăn đúng giờ, ngồi ăn tại bàn ăn. Cho trẻ được cầm thức ăn để phát triển khả năng cầm nắm.
3.5. Cung cấp đủ nước và sữa
Để đảm bảo nguồn dinh dưỡng và tránh tình trạng táo bón, cha mẹ cần cung cấp đủ nước và sữa cho bé.
4. Lịch ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi
Việc lên lịch ăn dặm cho bé cũng rất quan trọng. Cha mẹ nên lên lịch ăn dặm cho bé 8-9 tháng có 3 bữa chính, 2 bữa phụ theo khung thời gian như sau:
- 7h00: Cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 9h00: Cho bé ăn dặm bữa chính
- 10h00: Cho bé ngủ giấc ngắn
- 11h00: Cho bé ăn lượng sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng 1 nửa so với buổi sáng, ăn trưa
- 13h00: Cho bé ăn dặm bữa chính
- 14h00: Cho bé ngủ trưa khoảng 1 giờ
- 15h00: Cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức, ăn vặt
- 17h00: Cho bé ăn tối
- 18h00: Vệ sinh cá nhân, đọc sách, đọc truyện cho bé nghe… trước khi ngủ
- 19h00: Cho bé ăn sữa và ngủ giấc đêm
- 23h00: Gọi bé dậy cho ăn sữa đêm
5. 10 thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi
5.1. Cháo thịt bò kết hợp cải thảo
Nguyên liệu cần có:
- Thịt bò: 30g
- Cải thảo: 30g
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn dặm 20g
Cách làm:
- Gạo vo sạch, cho vào nồi thêm nước nấu chín nhừ
- Thịt bò chọn phần nạc rửa sạch, băm nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Cải thảo cũng rửa sạch, băm nhỏ
- Khi cháo chín nhừ thì cho thịt bò, cải thảo vào khuấy đều, đun sôi thêm 5 phút tắt bếp
- Múc cháo ra bát, cho thêm dầu ăn dặm, chờ nguội và cho bé ăn
5.2. Cháo gà kết hợp bí đỏ
Nguyên liệu cần có:
- Thịt gà: 30g
- Bí đỏ: 20g
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn: 5g
Cách làm:
- Thịt gà lọc thịt, rửa sạch, luộc chín, vớt ra để nguội và xay nhỏ
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng, hấp chín, xay nhỏ
- Gạo vo sạch, cho vào nồi và nấu cháo chín nhừ
- Thêm bí đỏ, thịt gà đã xay vào cháo khuấy đều, đun sôi 5 phút nữa và tắt bếp
- Múc cháo ra bát thêm 1 thìa dầu ăn dặm, chờ cháo nguội là bé thưởng thức được
5.3. Cháo thịt heo kết hợp rau ngót
Nguyên liệu cần có:
- Thịt nạc: 30g
- Rau ngót: 30g
- Gạo: 20g
- Dầu ăn dặm: 5g
- Hành khô
Cách làm:
- Thịt heo rửa sạch, băm nhuyễn. Phi thơm hành khô và cho thịt vào xào chín
- Rau ngót rửa sạch, vò nhỏ hoặc xay nhuyễn
- Gạo vo sạch và nồi ninh nhừ
- Cho thịt băm, rau ngót vào nồi cháo và đun sôi 5 phút nữa
- Múc cháo ra bát, thêm 1 thìa dầu ăn dặm, chờ nguội và cho trẻ thưởng thức
5.4. Cháo sườn kết hợp lòng đỏ trứng gà
Nguyên liệu cần có:
- Sườn heo non: 200g
- 1 lòng đỏ trứng gà
- Gạo tẻ: 20g
- Dầu ăn: 5g
Cách làm:
- Sườn rửa sạch và trần qua nước sôi
- Gạo vo sạch, cho vào nồi, thêm nước, thêm sườn và ninh trong 30 – 45 phút cho chín nhừ
- Đánh tan lòng đỏ trứng gà và cho từ từ vào nồi cháo, đun sôi lại
- Múc cháo ra bát, chờ cháo nguội và cho bé ă
5.5. Cháo cá hồi kết hợp bí đỏ
Nguyên liệu cần có:
- Cá hồi : 30g
- Bí đỏ: 30g
- Gạo tẻ: 40g
- Dầu ăn dặm: 5g
- Gừng, hành khô
Cách làm:
- Ngâm cá hồi với sữa tươi và hấp cách thủy với vài lát gừng tươi để khử sạch mùi tanh
- Khi cá hồi chín gỡ bỏ xương, nghiền nhuyễn và phi thơm cùng hành khô
- Bí đỏ gọt vỏ, rửa sạch, thái miếng nhỏ, hấp chín và nguyền nhuyễn
- Gạo vo sạch và nấu cháo chín nhừ
- Cho cá hồi, bí đỏ vào cháo và nấu xôi
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm là bé có ngay món ăn dặm thơm ngon
5.6. Cháo gà kết hợp ngô nếp
Nguyên liệu cần có:
- Gạo tẻ: 20g
- Gạo nếp: 3g
- Thịt gà: 20g
- Ngô nếp: ⅓ bắp
- Dầu ăn: 5g
Cách làm:
- Gạo vo sạch và cho vào ninh cháo chín nhừ
- Thịt gà lấy phần ức rửa sạch, băm nhỏ và xào chín
- Ngô tách lấy hạt, luộc chín và xay nhuyễn
- Cho thịt gà, ngô vào cùng cháo để sôi khoảng 5 phút
- Múc cháo ra bát cho cháo nguội và cho bé ăn
5.7. Cháo tôm kết hợp súp lơ xanh
Nguyên liệu cần có:
- Tôm: 30g
- Súp lơ xanh: 30g
- Gạo: 20g
- Dầu ăn: 5g
- Hành khô
Cách làm:
- Tôm mua về rửa sạch, bóc vỏ, bỏ đầu, bỏ chỉ lưng, băm nhuyễn và xào với hành khô
- Súp lơ xanh rửa sạch, cắt nhỏ, trụng qua nước sôi, băm nhuyễn
- Gạo vo sạch rồi cho vào nồi, thêm nước và ninh cháo nhừ
- Cho tôm, súp lơ xanh đã băm nhuyễn vào cháo và nấu chín
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm là bé có ngay món cháo dinh dưỡng
5.8. Cháo gà, ngô ngọt, măng tây
Chuẩn bị
- Gạo tẻ: 20g
- Thịt ức gà: 30g
- Ngô ngọt: ⅓ bắp
- Măng tây: 2 – 3 cây
- Dầu ăn: 5g
- Hành khô
Cách làm:
- Thịt gà lấy phần ức rửa sạch, băm nhỏ, xào với hành khô
- Ngô ngọt, luộc chín, xay nhuyễn
- Măng tây rửa sạch, lấy phần non, xay nhuyễn
- Ngâm gạo khoảng 30 phút, sau đó đem nấu cháo chín nhừ
- Cho ngô ngọt, thịt gà, măng tây đã xay nhuyễn vào nồi cháo và đun tiếp khoảng 5 phút, tắt bếp
- Múc cháo ra bát, thêm dầu ăn dặm là bé có thể ăn
5.9. Cháo cá chép
Nguyên liệu cần có:
- Gạo: 20g
- Cá chép: 30g
- Rau ngót: 1 nắm
- Gừng, hành khô, hành lá
Cách làm:
- Cá chép làm sạch và rửa với muối gừng khử mùi tanh
- Rau ngót, gừng, hành lá, hành khô, nhặt, rửa sạch, thái nhuyễn
- Cá chép luộc với vài lát gừng cho chín rồi vớt ra, lọc lấy thịt và phi thơm cùng hành khô
- Gạo vo sạch, nấu cháo cùng nước luộc cá đến khi chín nhừ
- Cho rau ngót, cá chép vào cháo đun khoảng 5 phút
- Múc cháo ra bát và cho bé thưởng thức khi cháo còn ấm
5.10. Súp gà nấm
Nguyên liệu cần có:
- Thịt gà nạc: 15g
- Nấm hương: 1 -2 cái
- Mộc nhĩ: 1 tai nhỏ
- Trứng cút: 1 quả
- Bột sắn: 1 thìa cà phê
- Nước dùng: 200ml
Cách làm:
- Thịt gà lấy phần ức, rửa sạch, thái nhỏ và xay nhuyễn rồi cho vào nước dùng và đun sôi
- Cho nấm hương, mộc nhĩ xay nhuyễn vào cùng nồi súp
- Bột sắn hòa với nước và cho vào nồi nước dùng
- Cho từ từ lòng đỏ trứng vào nước dùng và đun sôi 5 phút
- Múc súp ra bát, chờ nguội là trẻ thưởng thức được
6. Lưu ý khi cho bé 8-9 tháng tuổi ăn dặm
Dưới là một số lưu ý khi xây dựng thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi:
- Tỷ lệ gạo và nước là 10 gam gạo thì thêm 70ml nước. Việc làm này giúp món ăn không quá đặc và trẻ dễ nhai.
- Không nên thêm gia vị vào thức ăn. Việc ăn nhạt sẽ giúp bé bảo vệ thận.
- Tránh cho bé ăn quá nhiều thịt, cá, trứng trong một bữa. Những thực phẩm này dễ khiến gan, thận bé phải làm việc liên tục. Từ đó, ảnh hưởng đến sức khỏe.
- Xen kẽ sữa mẹ vào các bữa ăn trong ngày. Sữa mẹ luôn cần thiết với trẻ trong 2 năm đầu.
- Vệ sinh kỹ dụng cụ chế biến và dụng cụ cho trẻ ăn thường xuyên để tránh vi khuẩn gây ảnh hưởng đến sức khỏe bé.
Hy vọng với thực đơn ăn dặm cho bé 8-9 tháng tuổi mà bỉm tã Lobo cung cấp sẽ hữu ích với các mẹ bỉm. Hãy liên hệ với chúng tôi để biết thêm nhiều thông tin nữa nhé!
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: