Ở giai đoạn ăn dặm việc cho trẻ ăn những loại thức ăn phù hợp là điều rất quan trọng. Hiện nay, bánh ăn dặm cũng trở thành một trong những loại đồ ăn được nhiều mẹ lựa chọn cho bé yêu. Bài viết này, Tã bỉm LOBO sẽ chia sẻ về Top 16+ bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng ngon dễ làm tại nhà.
1. Trẻ 6 tháng ăn bánh ăn dặm được không?
Khi bé bước vào giai đoạn ăn dặm, hầu hết ba mẹ sẽ đưa ra câu hỏi:Trẻ 6 tháng ăn bánh ăn dặm được không? Khi trẻ được 6 tháng tuổi, cũng chính là giai đoạn các mẹ bắt đầu cho bé tập ăn dặm, làm quen với nhiều loại thức ăn. Bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng là một trong những lựa chọn được ưu tiên, nhưng bạn cần phải chú ý chọn các loại bánh thích hợp cho trẻ 6 tháng.
Bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng tuổi nên có kết cấu mềm, dễ tan trong miệng và không chứa đường, muối hay các chất bảo quản. Các loại bánh làm từ nguyên liệu tự nhiên, giàu chất xơ và vitamin là lựa chọn tốt nhất. Quan trọng là mẹ nên chọn bánh không chứa các thành phần dễ gây dị ứng như trứng, sữa bò, hay đậu phộng.
2. Lợi ích của bánh dặm dặm đối với bé
Bánh ăn dặm luôn là loại đồ ăn được các mẹ quan tâm khi cho bé tập ăn dặm. Loại bánh này mang lại nhiều lợi ích cho bé trong giai đoạn ăn dặm, bao gồm:
- Phát triển kỹ năng nhai và cơ hàm: Bánh có kết cấu phù hợp giúp bé rèn luyện kỹ năng nhai, phát triển cơ hàm.
- Rèn luyện khả năng cầm nắm: Bé tự cầm bánh để ăn giúp phát triển kỹ năng vận động tinh, cải thiện sự phối hợp giữa tay và mắt.
- Bổ sung dinh dưỡng cho bé 6 tháng: Bánh ăn dặm là món ăn chứa nhiều canxi, khoáng chất, vitamin. Nó giúp hỗ trợ sự phát triển răng, xương cũng như tăng cường hệ miễn dịch.
- Giúp bé làm quen với nhiều hương vị mới:khi ăn bánh ăn dặm, bé sẽ được làm quen, tiếp cận với nhiều loại hương vị khác nhau. Từ đó góp phần kích thích vị giác, hạn chế được sự biếng ăn của bé.
- Tạo sự hứng thú, tăng thêm tính tự lập cho bé: bánh ăn dặm với những hình thù khác nhau, ngộ nghĩnh, dễ cầm nắm sẽ giúp bé hứng thú và thích ăn hơn.
3. Khi nào nên cho bé ăn bánh ăn dặm là tốt nhất?
Các chuyên gia thường khuyên ba mẹ nên cho bé ăn dặm ở thời điểm bé 6 tháng tuổi. Tuy nhiên, đối với bánh ăn dặm thì ba mẹ có thể cho bé tập làm quen từ khi bé bắt đầu mọc răng.
Khi bé bước vào tháng thứ 4, nhiều bé bắt đầu có dấu hiệu mọc răng, như ngứa lợi và thích cắn nhai các vật cứng hơn. Đây cũng là thời điểm hợp lý để mẹ có thể bắt đầu cho bé làm quen với bánh ăn dặm. Bánh ăn dặm không chỉ giải quyết vấn đề ngứa lợi mà còn hỗ trợ quá trình phát triển kỹ năng nhai thức ăn, cầm nắm của bé. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng bánh cho bé ở độ tuổi này nên có kết cấu mềm và dễ tan trong miệng để tránh nguy cơ nghẹn.
4. Cách làm bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng ngon, đơn giản tại nhà
4.1. Bánh flan ăn dặm cho trẻ 6 tháng
Nguyên liệu:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 50ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
- 1 ít bột ngô
Cách làm:
- Tiến hành cho 50ml sữa mẹ/sữa công thức vào lòng đỏ trứng gà, đánh thật đều tay để có một hỗn hợp đặc sệt.
- Đun hỗn hợp trứng sữa trên bếp với ngọn lửa nhỏ, trong khi đun bạn cần khuấy đều tay. Cho thêm một lượng bột ngô vừa đủ để hỗn hợp có độ sánh mịn.
- Cho hỗn hợp trứng sữa vừa nấu xong vào khuôn rồi mang đi hấp cách thủy khoảng 15-20 phút. Sau đó bạn lấy bánh flan ra và để nguội rồi cho bé nhà mình ăn.
4.2. Bánh khoai lang ăn dặm
Sau đây là nguyên liệu và cách làm chi tiết món bánh khoai lang ăn dặm cho trẻ 6 tháng:
Nguyên liệu:
- 1 củ khoai lang
- 1 ít bột mì
- 1 chút nước
Cách làm:
- Lấy 1 củ khoai lang rửa sạch rồi mang đi hấp chín. Sau khi khoai đã chín bạn lấy ra bóc vỏ và xay thật nhuyễn. Lấy bột mì với lượng vừa đủ cho vào khoai lang đã xay và trộn thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Sau khi đã trộn được hỗn hợp, bạn nặn bánh thành từng hình nhỏ rồi hấp trong khoảng 15-20 phút.
- Khi bánh khoai lang đã chín mềm, bạn để bánh nguội hẳn thì mới cho bé ăn.
4.3. Bánh đậu xanh nướng cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 100g đậu xanh không vỏ
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1 chút bột mì
- 1 ít nước lọc
Cách làm:
- Ngâm đậu xanh trong nước khoảng 4-5 tiếng, sau đó mang đi hấp chín và nghiền nhuyễn.
- Trộn đậu xanh nghiền nhuyễn với lòng đỏ trứng và bột mì để tạo thành hỗn hợp bột bánh dẻo mịn.
- Nặn bánh thành những viên nhỏ và cho vào lò nướng ở nhiệt độ 180°C trong khoảng 20 phút cho đến khi bánh vàng.
- Đợi cho bánh đậu xanh nướng nguội thì đưa cho bé ăn dặm.
4.4. Bánh crepe cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 30g bột mì
- 1 quả trứng gà
- 100ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
Cách làm:
- Lấy bột mì cho vào sữa mẹ hoặc sữa công thức rồi trộn đều thành một hỗn hợp bột mịn.
- Quét một lớp dầu mỏng lế chảo chống dính.
- Đổ một lớp bột mỏng lên chảo, lật bánh khi thấy bề mặt đã khô.
- Cắt bánh crepe thành những miếng nhỏ vừa phải và cho bé ăn.
4.5. Bánh bột bắp ăn dặm
Nguyên liệu:
- 50g bột bắp
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 100ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
Cách làm:
- Trộn đều bột bắp, lòng đỏ trứng và sữa mẹ/sữa công thức thành một hỗn hợp đồng nhất.
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn hoặc có thể nặn thành hình bánh nhỏ.
- Hấp bánh trong khoảng 15-20 phút cho đến khi chín mềm.
- Để nguội bột bắp và cho bé ăn.
4.6. Bánh chuối hấp ăn dặm ngon
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín
- 1 ít bột gạo
- 1 chút nước
Cách làm:
- Lấy chuối chín mang đi nghiền nhuyễn.
- Trộn chuối nghiền với bột gạo và nước để tạo thành một hỗn hợp đặc sệt.
- Đổ hỗn hợp bột vào khuôn, sau đó hấp trong khoảng 15 phút cho đến khi bánh chín.
- Để cho bánh chuối hấp nguội hẳn rồi cho bé ăn.
4.7. Bánh trứng hấp dễ làm tại nhà
Nguyên liệu:
- 1 quả trứng gà
- 50ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
Cách làm:
- Cho sữa mẹ hoặc sữa công thức vào trứng gà rồi tiến hành đánh đều thành hỗn hợp sánh mịn.Sau đó rây hỗn hợp qua lưới để loại bỏ đi phần bọt.
- Đổ hỗn hợp trứng sữa vào trong khuôn rồi hấp cho đến khi bánh đã chín, thời gian hấp bánh là khoảng 15 phút.
- Đợi khi bánh trứng đã nguội thì cắt nhỏ thành các miếng vừa phải rồi cho bé ăn.
4.8. Bánh gạo với sữa công thức cho bé ăn dặm
Nguyên liệu:
- 50g bột gạo
- 100ml sữa công thức pha sẵn
Cách làm:
- Đem 50g bột gạo trộn đều với 100ml sữa công thức pha sẵn.
- Cho hỗn hợp bột vào khuôn hoặc chia nhỏ nặn thành từng chiếc bánh vừa vặn với tay bé.
- Hấp cách thủy bột bánh trong khoảng 20 phút cho đến khi bánh gạo chín.
- Để nguội bánh gạo và cho bé ăn.
4.9. Bánh lòng đỏ trứng ăn dặm thơm ngon cho bé
Nguyên liệu:
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 1 ít bột mì
- 50ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
Cách làm:
- Bạn đánh thật đều lòng đỏ trứng với bột mì và sữa mẹ để tạo thành hỗn hợp.
- Đổ hỗn hợp bánh vừa trộn vào khuôn và hấp chín
- Cắt bánh lòng đỏ trứng thành các miếng vừa phải và cho bé ăn.
4.10. Bánh chuối custard ăn dặm bổ dưỡng
Nguyên liệu:
- 1 quả chuối chín
- 1 lòng đỏ trứng gà
- 50ml sữa mẹ hoặc có thể dùng sữa công thức
Cách làm:
- Lấy 1 quả chuối đi nghiền nhuyễn rồi trộn với sữa, lòng đỏ trứng.
- Hấp hỗn hợp vừa làm trên khoảng 20 phút là bạn đã hoàn thành bánh chuối custard.
- Để cho bánh chuối custard nguội thì mới cho bé ăn.
5. Lưu ý khi làm bánh cho bé ăn dặm tại nhà
- Hạn chế đường, muối: Bé 6 tháng tuổi không nên ăn quá nhiều đường, muối vì giai đoạn là hệ tiêu hóa và thận của bé đang còn non nớt. Khi cho bé ăn bánh ăn dặm có lượng đường và muối cao sẽ dễ gây ra một số vấn đề sức khỏe lâu dài như béo phì, tăng huyết áp.
- Đa dạng thực đơn bánh ăn dặm: Để bé 6 tháng ăn bánh ăn dặm không bị chán, đồng thời cung cấp đủ dưỡng chất, bạn nên thường xuyên thay đổi công thức làm bánh ăn dặm với đa dạng nguyên liệu khác nhau. Việc đa dạng nguyên liệu làm bánh cũng giúp bé làm quen với nhiều loại hương vị hơn, hạn chế tình trạng kén ăn.
- Ưu tiên chọn nguyên liệu hữu cơ khi làm bánh: bạn nên chọn các nguyên liệu hữu cơ, sạch sẽ, không chứa hóa chất hay thuốc trừ sâu. Những nguyên liệu sạch và an toàn sẽ đảm bảo sức khỏe cho bé trong giai đoạn đầu đời.
- Kết hợp đa dạng nguyên liệu: Mẹ có thể kết hợp các loại rau củ, ngũ cốc, trái cây, và các thực phẩm giàu dưỡng chất như yến mạch, khoai lang, chuối, hoặc đậu xanh. Điều này giúp bánh không chỉ ngon miệng mà còn cung cấp đủ vitamin, khoáng chất và chất xơ cần thiết cho sự phát triển của bé.
- Bánh mềm, dễ tan: Bánh ăn dặm cho bé cần có kết cấu mềm, dễ tan trong miệng để tránh nguy cơ mắc nghẹn. Nếu làm bánh nướng hoặc hấp, hãy đảm bảo bánh đạt độ mềm phù hợp với bé.
- Bằng cách tuân thủ các lưu ý này, mẹ có thể đảm bảo bé không chỉ được thưởng thức những món ăn ngon mà còn hấp thụ đủ dưỡng chất cần thiết cho sự phát triển toàn diện.
Bánh ăn dặm cho trẻ 6 tháng không chỉ là món ăn bổ dưỡng mà còn giúp bé phát triển kỹ năng và trải nghiệm với nhiều loại thức ăn khác nhau. Hy vọng bài viết của Tã bỉm LOBO đã cung cấp cho mẹ những thông tin hữu ích và những công thức làm bánh đơn giản, giúp bé yêu của bạn có những bữa ăn dặm thú vị và bổ dưỡng.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: