Các giai đoạn phát triển của em bé

Sự phát triển của em bé trong năm đầu tiên là một quá trình vô cùng quan trọng và thú vị, với nhiều thay đổi lớn ở cả thể chất lẫn tinh thần. Các giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh được chia thành các mốc thời gian cụ thể, giúp bố mẹ dễ dàng theo dõi sự phát triển của trẻ. Bài viết này sẽ chia sẻ chi tiết về các giai đoạn phát triển của em bé để ba mẹ hiểu rõ hơn.

1. Các giai đoạn phát triển của em bé 

Mỗi một giai đoạn bé sẽ có sự thay đổi, phát triển từ thể chất, cảm xúc, biểu cảm,… Sau đây là các giai đoạn phát triển của em bé.

Các giai đoạn phát triển của em bé
Các giai đoạn phát triển của em bé

1.1. Giai đoạn 0-3 tháng

Trong giai đoạn sơ sinh, trẻ bắt đầu thích nghi với môi trường mới bên ngoài bụng mẹ và có những phát triển đáng kể về giác quan cũng như khả năng vận động cơ bản.

  • Phát triển thể chất: Trong tháng đầu tiên, bé bắt đầu kiểm soát đầu và cổ, có thể cử động đầu khi được đặt nằm sấp. Ở tháng thứ 2 và 3, trẻ có khả năng nâng đầu tốt hơn, đôi khi có thể đẩy ngực lên khi nằm sấp.
  • Phát triển giác quan: Từ khi sinh ra, trẻ đã có khả năng nhìn và lắng nghe. Tuy nhiên, trong vài tuần đầu, bé chỉ có thể nhìn thấy những vật ở khoảng cách rất gần (20-30 cm). Vào tháng thứ 2, bé bắt đầu nhận diện màu sắc và theo dõi các vật thể di chuyển bằng mắt.
  • Phát triển giao tiếp: Giai đoạn này, bé có thể giao tiếp qua tiếng khóc, cười và bập bẹ những âm thanh đầu tiên như “ah”, “uh”. Bé cũng bắt đầu phản ứng khi nghe thấy giọng nói của bố mẹ.

1.2. Giai đoạn 4-6 tháng

Ở giai đoạn này, bé phát triển mạnh mẽ về khả năng vận động và giao tiếp xã hội.

  • Phát triển thể chất: Bé có thể lật người từ tư thế nằm ngửa sang nằm sấp và ngược lại. Đến tháng thứ 6, bé có thể ngồi một mình nếu được hỗ trợ và thậm chí có thể bắt đầu cố gắng bò.
  • Phát triển giác quan: Khả năng thị giác và thính giác tiếp tục cải thiện. Bé có thể theo dõi các chuyển động nhanh và phát hiện âm thanh từ nhiều hướng khác nhau. Bé cũng bắt đầu nhận diện được giọng nói và khuôn mặt quen thuộc.
  • Phát triển giao tiếp: Bé sẽ tiếp tục bập bẹ nhiều hơn, tạo ra các âm thanh phức tạp hơn như “ba”, “da”, “ma”. Bé cũng bắt đầu phản ứng nhiều hơn với các biểu hiện cảm xúc của người khác và cười khi thấy vui vẻ.

1.3.Giai đoạn 7-9 tháng

Trong giai đoạn này, bé bắt đầu học cách di chuyển độc lập và khám phá môi trường xung quanh.

  • Phát triển thể chất: Bé có khả năng ngồi vững mà không cần hỗ trợ và bắt đầu bò nhanh hơn. Một số bé thậm chí có thể đứng dậy nếu bám vào đồ vật xung quanh. Khả năng cầm nắm của bé cũng cải thiện đáng kể khi bé có thể nắm giữ các đồ vật nhỏ và bắt đầu cho chúng vào miệng để khám phá.
  • Phát triển giác quan: Bé có thể nhận diện rõ ràng các chi tiết nhỏ và theo dõi các vật thể di chuyển nhanh. Khả năng thính giác cũng phát triển, bé có thể phân biệt âm thanh từ xa và gần.
  • Phát triển giao tiếp: Bé sẽ bập bẹ nhiều hơn, có thể lặp lại các âm thanh nghe được từ người lớn. Ở giai đoạn này, bé cũng bắt đầu hiểu một số từ đơn giản và phản ứng khi nghe tên mình được gọi.
Các giai đoạn phát triển của em bé
Giai đoạn bé 7-9 tháng tuổi

1.4. Giai đoạn 10-12 tháng

Đây là giai đoạn bé chuẩn bị cho việc đi bộ và phát triển các kỹ năng vận động phức tạp hơn.

  • Phát triển thể chất: Bé có thể đứng lên, tự vịn vào đồ vật và cố gắng bước đi. Một số bé có thể bước những bước đầu tiên mà không cần sự trợ giúp. Kỹ năng cầm nắm của bé cũng trở nên chính xác hơn, bé có thể tự ăn một số đồ ăn bằng tay.
  • Phát triển giác quan: Bé có thể phân biệt rõ ràng giữa các vật thể, màu sắc, âm thanh và cảm giác. Khả năng thăm dò môi trường xung quanh qua việc chạm và sờ cũng phát triển mạnh mẽ.
  • Phát triển giao tiếp: Bé có thể nói những từ đơn giản như “ba”, “mẹ”, và bắt đầu hiểu một số câu lệnh cơ bản như “đến đây”, “không”. Khả năng giao tiếp của bé không chỉ qua âm thanh mà còn thông qua cử chỉ như chỉ tay, vẫy tay.

2. Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần

Cùng tìm hiểu chi tiết sự phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần dưới đây:

2.1. Bé 1 tuần tuổi

Ở tuần đầu tiên, bé mới chào đời và bắt đầu thích nghi với thế giới bên ngoài bụng mẹ. Những thay đổi quan trọng trong tuần này:

  • Phát triển thể chất: Bé có thể giảm 5-10% trọng lượng cơ thể trong vài ngày đầu do mất nước và thay đổi trong cách ăn uống, nhưng sẽ tăng lại sau đó.
  • Giấc ngủ: Bé dành hầu hết thời gian để ngủ (khoảng 16-18 giờ mỗi ngày), thức dậy chỉ để bú sữa.
  • Phản xạ sơ sinh: Bé có phản xạ bú mút tự nhiên, có thể bám vào ngực mẹ để tìm kiếm sữa.
  • Thị giác: Bé chưa nhìn rõ nhưng có thể thấy các vật thể ở khoảng cách gần, khoảng 20 – 30cm (khoảng cách giữa mẹ và bé khi bú).
Các giai đoạn phát triển của em bé
Giai đoạn phát triển của trẻ sơ sinh theo từng tuần

2.2. Bé 2 tuần tuổi

Bé đang dần phát triển nhanh chóng ở tuần thứ 2, cơ thể bé ngày càng mạnh mẽ hơn và bắt đầu có những thay đổi nhỏ nhưng quan trọng:

  • Phát triển thể chất: Bé bắt đầu tăng cân trở lại và phát triển nhanh chóng. Trọng lượng trung bình của bé có thể tăng thêm 150-200g mỗi tuần.
  • Giấc ngủ: Thời gian ngủ vẫn rất nhiều nhưng có thể ngắn hơn một chút, bé thức dậy nhiều lần trong ngày để bú.
  • Phản xạ: Phản xạ bú, nắm và giật mình vẫn còn rất mạnh. Bé có thể nắm chặt ngón tay của mẹ khi được đặt vào lòng bàn tay.
  • Khả năng nhận biết âm thanh: Bé bắt đầu phản ứng với những âm thanh quen thuộc, đặc biệt là giọng nói của bố mẹ.

2.3. Bé 3 tuần tuổi

Ở tuần thứ 3, bé tiếp tục phát triển thể chất và khả năng phản ứng với môi trường xung quanh.

  • Phát triển vận động: Bé có thể cố gắng nâng đầu lên khi nằm sấp trong vài giây. Mặc dù cử động còn yếu, bé đang dần phát triển các cơ cổ.
  • Thính giác và giao tiếp: Bé bắt đầu tạo ra âm thanh, chẳng hạn như tiếng “ê a” nhẹ nhàng khi bé vui vẻ. Đây là dấu hiệu phát triển khả năng giao tiếp ban đầu.
  • Phát triển giác quan: Bé bắt đầu quan tâm nhiều hơn đến các hình ảnh chuyển động hoặc ánh sáng mạnh, mặc dù thị lực vẫn còn yếu.

2.4. Bé 4 tuần tuổi

Đến tuần thứ 4, bé bắt đầu phát triển nhanh chóng cả về thể chất lẫn nhận thức.

  • Phát triển thể chất: Bé có thể lật người từ bên này sang bên kia khi nằm ngửa, nhưng chưa thể lật hoàn toàn.
  • Giao tiếp: Bé có thể cười nhẹ khi nhìn thấy người thân, bắt đầu phản ứng rõ hơn với giọng nói và các biểu hiện khuôn mặt.
  • Ngủ và bú sữa: Bé vẫn ngủ nhiều và bú thường xuyên, thường là từ 8 đến 12 lần trong 24 giờ.

2.5. Bé 5 tuần tuổi

Tuần thứ 5 là cột mốc phát triển quan trọng của bé, với những thay đổi rõ rệt trong hành vi và cảm xúc.

  • Phát triển cảm xúc: Bé bắt đầu nhận ra và phản ứng với khuôn mặt của mẹ và bố, có thể nở nụ cười xã giao khi được chào hỏi.
  • Phát triển vận động: Bé có thể điều khiển đầu tốt hơn khi được bế đứng. Cử động tay chân của bé mạnh mẽ hơn và bé bắt đầu duỗi tay để nắm các đồ vật gần đó.
  • Giấc ngủ: Một số bé có thể ngủ giấc dài hơn vào ban đêm, khoảng 4-5 giờ liên tục.

2.6. Bé 6 tuần tuổi

Tuần thứ 6 thường là thời điểm bé bước vào giai đoạn “phát triển nhảy vọt” (growth spurt), bé có thể thay đổi nhiều về cả thể chất và tinh thần.

  • Tăng trưởng vượt bậc: Bé có thể tăng cân nhanh chóng trong tuần này. Bé sẽ bú nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cao hơn.
  • Phát triển giác quan: Bé bắt đầu thể hiện sự chú ý nhiều hơn đến các đồ vật có màu sắc sáng và đồ chơi di động.
  • Phản xạ nắm: Phản xạ nắm của bé trở nên rõ ràng hơn, bé có thể giữ chặt ngón tay của mẹ hoặc cầm một đồ chơi nhỏ.
Các giai đoạn phát triển của em bé
Bé 6 tuần tuổi

2.7. Bé 7 tuần tuổi

Tuần thứ 7, bé tiếp tục phát triển về khả năng vận động và giao tiếp, thể hiện sự tương tác mạnh mẽ hơn với bố mẹ và môi trường.

  • Phát triển giao tiếp: Bé bắt đầu bập bẹ các âm thanh khác nhau như “ọ”, “ẹ” và tạo ra tiếng cười thành tiếng khi vui vẻ.
  • Khả năng quan sát: Bé có thể theo dõi các vật thể di chuyển ngang qua tầm nhìn của mình và thể hiện sự thích thú với những thay đổi trong ánh sáng và màu sắc.
  • Phát triển thể chất: Cơ cổ của bé trở nên mạnh hơn, bé có thể giữ đầu thẳng trong thời gian dài khi được bế lên. Bé cũng có thể đẩy chân xuống khi được giữ đứng trên bề mặt cứng, như một cách chuẩn bị cho bước đi sau này.

3. Bảng theo dõi các giai đoạn phát triển của em bé sơ sinh theo từng tháng

Sau đây là bảng theo dõi sự phát triển của trẻ sơ sinh để bạn đọc tham khảo:

Vận động Ngôn ngữ – Nhận thức Giao tiếp
Em bé 1 tháng tuổi Bé 1 tháng tuổi có thể nâng được đầu, khi nằm ngửa sẽ di chuyển qua lại phần đầu.

Khi có gì đó chạm vào lòng bàn tay, bé sẽ có phản xạ nắm chặt tay lại.

Nhìn bàn tay, các ngón tay của mẹ một cách chăm chú. Chăm chú nhìn những biểu cảm của mẹ trong cự ly gần.
Em bé 2 tháng tuổi Khi nằm sấp bé sẽ ngẩng đầu lâu hơn.

Các ngón tay thay vì nắm chặt thì bé sẽ mở ra nhiều hơn.

Bắt đầu làm quen với lưới, cổ họng và tập nói, cổ họng phát ra âm thanh như “ọ ẹ”

Thường xuyên chơi nghịch với các ngón tay.

Bé có thể sẽ bắt đầu mỉm cười. 

Thường xuyên nhìn theo khi mẹ di chuyển.

Em bé 3 tháng tuổi Nắm những đồ vật nhỏ bằng cả bàn tay.

Xoay đầu về phí những món đồ gây chú ý với bé.

Bắt đầu ríu rít, trò chuyện nhiều hơn khi thanh quản phát triển hơn.

Thích nghe ba mẹ kể chuyện.

Gây sự chú ý cho ba mẹ bằng cách cười.
Em bé 4 tháng tuổi Tự với lấy và cầm nắm chắc chắn các vật trong tay.

Chống tay lên, nâng người lên bằng cách dùng lực ở phần cánh tay mỗi khi nằm sấp.

Bắt đầu phát ra các nguyên âm đơn giản như: ah, oh, eh.

Bắt đầu cười thành tiếng.

Khi phấn khích sẽ kha tay múa chân, cười đùa, khi khóc sẽ ngừng chơi.

Thích nô đùa hơn.

Em bé 5 tháng tuổi Có thể chuyển đồ vật nhỏ nhẹ từ tay này sang tay kia.

Bé bắt đầu lăn qua lăn lại trên giường.

Khi thấy bố mẹ hay những người mới gặp sẽ mỉm cười. Khóc khi không thấy hoặc không có bố mẹ ở cạnh.

Giơ tay hướng về phía của bố mẹ.

Em bé 6 tháng tuổi Tự ngồi được.

Nếu có sự hỗ trợ, bé sẽ đứng và nhún nhảy.

Vọc các món đồ nhỏ bằng tay.

Kiểm soát được toàn bộ các cử động của phần đầu.

Đưa đồ vật vào miệng để khám phá.

Bập bẹ nói,phát ra âm thanh như: Aaaaa, Oooo, Mhhh,…

Biết phân biệt được người lạ, người quen.
Em bé 7 tháng tuổi Dễ dàng di chuyển đầu hơn.

Ngón cái và ngón trỏ bắt đầu tập cầm nắm các đồ vật.

Bò, trườn để khám phá thế giới xung quan.

Bập bẹ phát ra những âm thanh phức tạp, đa dạng hơn. Phản ứng lại khi thấy những biểu hiện cảm xúc từ người khác.
Em bé 8 tháng tuổi Hàm dưới mọc răng cửa.

Vỗ tay khi thấy vui, hào hứng.

Chơi một mình khi không có ai bên cạnh.

Gọi “mama”, “baba” nhưng vẫn chưa hiểu được ý nghĩa của từ.

Khi được gọi sẽ phản ứng lại.

Chơi những trò chơi có sự tương tác. phức tạp.
Em bé 9 tháng tuổi Tập tành bò, leo lên một vài bậc thang.

Hàm trên mọc răng cửa.

Cầm nắm được bằng ngón cái và ngón trỏ. Phát triển hơn về kỹ năng cầm nắm.

Phát hiện được sự tồn tại của một số đồ vật khi đã bị giấu hoặc che lấp. Xuất hiện cảm xúc lo lắng, sợ hãi khi gặp những người lạ.
Em bé 10 tháng tuổi Biết cất đồ chơi vào giỏ chứa.

Vịn được vào các vật để đứng.

Biết hôn gió, vẫy tay chào, tạm biệt.  Hiểu biết được một vài ý nghĩa về nguyên nhân hay kết quả.
Em bé 11 tháng tuổi Mọc tiếp hai răng bên cạnh răng răng cửa hàm dưới.

nếu được hỗ trợ sẽ đi được vài bước.

Biết nói rõ hai từ: ba, mẹ. Biết biểu hiện sở thích khi ăn uống.
Em bé 12 tháng tuổi Nếu được hỗ trợ sẽ biết lật trang sách.

Biết phối hợp khi được ba mẹ mặc cởi quần áo.

Mọc tiếp răng cạnh bên răng cửa của hàm trên.

Bước những bước đi đầu tiên mà không cần sự giúp đỡ.

Nói được những cụm từ, câu ngắn. Học theo. bắt chước các cử chỉ của người lớn.

3. Phương pháp giúp trẻ phát triển tốt trong năm đầu tiên

  • Âu yếm và bế trẻ thường xuyên: Những cử chỉ yêu thương như vuốt ve, bế ẵm sẽ giúp trẻ cảm thấy an toàn, giúp hình thành mối liên kết mạnh mẽ giữa bé và bố mẹ. Trẻ sơ sinh rất nhạy cảm với âm thanh và nhịp điệu từ giọng nói của bố mẹ, vì thế, hãy thường xuyên nói chuyện với bé.
  • Trò chuyện với bé: Khi bé phát ra âm thanh như cười hoặc bập bẹ, hãy phản hồi lại để khuyến khích bé tiếp tục. Điều này giúp bé học cách lặp lại âm thanh và phát triển khả năng ngôn ngữ. Trẻ thường bắt đầu học từ việc nghe và bắt chước lại những âm thanh xung quanh.
  • Đọc sách, đọc truyện cho bé nghe: giúp bé tiếp xúc với ngôn ngữ và âm thanh từ sớm. Điều này không chỉ kích thích khả năng ngôn ngữ mà còn giúp bé học cách lắng nghe và tập trung.
  • Cho bé nghe nhạc, hát và chơi cùng bé: Một số nghiên cứu chỉ ra rằng âm nhạc có khả năng kích thích sự phát triển của não bộ trẻ, cải thiện khả năng ghi nhớ và sự sáng tạo. Hãy mở nhạc nhẹ nhàng, vui tươi để giúp bé phát triển tốt hơn. Bên cạnh đó, Các trò chơi tương tác đơn giản như cười, vỗ tay, nhún nhảy theo nhạc không chỉ giúp trẻ vui vẻ mà còn thúc đẩy khả năng vận động, thị giác và thính giác.
  • Khen ngợi và khích lệ tinh thần bé: Những lời khen ngợi hay cử chỉ yêu thương sẽ giúp bé cảm thấy tự tin và an toàn. Đây là nền tảng quan trọng để bé phát triển cảm xúc tích cực và xây dựng lòng tin với ba mẹ.
  • Xây dựng chế độ ăn uống, dinh dưỡng khoa học: Bên cạnh sữa mẹ, trẻ cần được bổ sung thêm các vi chất cần thiết như sắt, kẽm, lysine, vitamin A và D để đảm bảo sự phát triển toàn diện. Những dưỡng chất này không chỉ giúp bé tăng cường hệ miễn dịch mà còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa, hấp thu và phát triển não bộ.
  • Dạy bé về những thứ không nên chạm vào: Trong giai đoạn dưới 1 năm tuổi, bé sẽ rất tò mò và muốn khám phá mọi thứ xung quanh. Ba mẹ cần hướng dẫn bé không chạm vào những vật nguy hiểm như ổ cắm điện, đồ nóng, hoặc những đồ vật có thể gây nguy hiểm.
  • Ba mẹ cần giữ sức khỏe thể chất và tinh thần: Để chăm sóc bé tốt, ba mẹ cần giữ cho bản thân có sức khỏe tốt, tinh thần thoải mái. Hãy dành thời gian nghỉ ngơi, chăm sóc bản thân để có thể chăm sóc bé một cách hiệu quả nhất.
Các giai đoạn phát triển của em bé
Phương pháp giúp trẻ phát triển tốt trong năm đầu tiên

4. Lưu ý khi chăm sóc trẻ em trong năm đầu tiên mà bố mẹ nên biết

Trong năm đầu tiên, trẻ sơ sinh cần sự chăm sóc kỹ lưỡng để đảm bảo phát triển tốt cả về thể chất lẫn tinh thần. Bố mẹ cần chú ý đến những yếu tố quan trọng sau đây để đảm bảo trẻ an toàn và khỏe mạnh:

  • Không lay, lắc trẻ: Cổ của trẻ sơ sinh rất yếu, hệ thống thần kinh cũng chưa phát triển hoàn thiện. Việc lắc mạnh có thể gây tổn thương não, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Điều này đặc biệt quan trọng khi bố mẹ hoặc người thân chăm sóc bé trong những thời điểm như dỗ bé ngủ hoặc khi bé khóc.
  • Giám sát giấc ngủ của trẻ: Bố mẹ nên luôn chú ý khi bé ngủ vì có nguy cơ mắc hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS). Để giảm thiểu rủi ro này, hãy đặt trẻ nằm ngửa khi ngủ, tránh để các vật mềm như gối, chăn bông quá gần trẻ.
  • Lưu ý khi di chuyển bằng ô tô: trẻ cần được đặt ở ghế sau và ngồi trong ghế an toàn dành riêng cho trẻ sơ sinh. Điều này giúp bảo vệ trẻ trong trường hợp xảy ra va chạm.
  • Cắt thức ăn thành miếng nhỏ: Khi bé bắt đầu tập ăn, hãy đảm bảo rằng thức ăn đã được cắt nhỏ để tránh nguy cơ bé bị nghẹn. Những loại thực phẩm có hình dạng tròn, trơn như nho, xúc xích nên được cắt thành miếng nhỏ hoặc nghiền nhuyễn.
  • Tránh xa các đồ vật nhỏ: Không nên để trẻ chơi những đồ vật có kích thước nhỏ vì trẻ có thể nuốt và bị nghẹt thở.
  • ảo vệ trẻ khỏi khói thuốc: Không cho phép bất kỳ ai hút thuốc trong nhà hoặc ở gần trẻ. Khói thuốc có thể gây tổn hại lớn đến hệ hô hấp non yếu của bé, tăng nguy cơ mắc bệnh viêm phổi, hen suyễn và các bệnh về đường hô hấp khác.
  • Tránh những đồ vật có thể gây nguy hiểm: Không để trẻ chơi với những đồ vật có thể che mặt hoặc gây nguy hiểm như túi nilon, khăn lớn hoặc chăn dày. Điều này có thể dẫn đến nghẹt thở.
  • Tránh nước nóng và thức ăn nóng: Luôn đặt thức ăn và nước nóng xa tầm với của trẻ để tránh bỏng hoặc gây nguy hiểm khi bé chạm vào.
  • Tiêm chủng đầy đủ: Việc tiêm vắc-xin cho trẻ đúng lịch là một trong những biện pháp bảo vệ sức khỏe quan trọng. Vắc-xin giúp trẻ phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm như bại liệt, viêm gan, thủy đậu, sởi, cúm, và nhiều bệnh khác. Bố mẹ nên theo dõi và đảm bảo bé được tiêm chủng đầy đủ theo lịch hẹn của bác sĩ.
Các giai đoạn phát triển của em bé
Lưu ý khi chăm sóc trẻ em trong năm đầu tiên mà bố mẹ nên biết

Trên đây là các giai đoạn phát triển của em bé giúp ba mẹ nắm rõ hơn và có phương pháp chăm sóc, nuôi dưỡng bé cho phù hợp. Hãy luôn theo dõi các bài viết của Tã Bỉm LOBO để có thêm nhiều những kiến thức mẹ và bé hữu ích nhé!

Có thể bạn quan tâm

279.000 VNĐ

Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả

 
  • 100% bông Organic với vải dệt nhiệt mềm mại, an toàn cho làn da nhạy cảm.
  • Công nghệ bong bóng 3D và 7 lớp bảo vệ tạo lớp đệm thoáng khí, gấp đôi khả năng thấm hút 
  • Tinh chất trà xanh và than tre hoạt tính kháng khuẩn ngăn ngừa hăm hiệu quả.
  • Với công nghệ Soft Air Fit độc quyền đai chun
  • Vạch báo đầy và băng dính cuộn bỉm tiện lợi cho ba mẹ chăm sóc bé.
  • Thiết kế tiện lợi với 4 túi nhỏ có nắp dán.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

279.000 VNĐ

299.000 VNĐ

Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì

   
  • Chất liệu vải bông Organic mềm mịn, thân thiện với da nhạy cảm, giảm kích ứng.
  • Với công nghệ Soft Air Fit độc quyền, cho bé cảm giác như không đang mặc tã.
  • Cấu trúc lõi treo 3 mặt và vách chống tràn kép tăng tiết diện, ngăn thấm ngược tối ưu.
  • Tinh chất từ thảo và hoa trà nuôi dưỡng làn da, kháng khuẩn
  • Vạch báo thông minh và băng dính cuộn bỉm giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian.
  • Thiết kế thông minh với 4 túi nhỏ có nắp dán tiện lợi.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng / bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

299.000 VNĐ

339.000 VNĐ

Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm

 
  • Bề mặt từ sợi thiên nhiên êm mềm như tơ tằm, giúp bé ngủ ngon suốt đêm.
  • Bỉm thấm hút xuyên đêm đến 12h với dung lượng lớn cho bé yên giấc trọn đêm.
  • Công nghệ Soft Air Fit cùng 65 sợi thun đàn hồi cao cấp mềm mại, thoáng mát, mềm mại cho làn da nhạy cảm.
  • Băng dính và vạch báo bỉm hỗ trợ mẹ chăm sóc bé dễ dàng.
  • Bộ 4 túi nhỏ có nắp dán thông minh trong 1 bịch bỉm.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng/ bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

339.000 VNĐ

299.000 VNĐ

An toàn, mềm mại, khô thoáng

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hoàn toàn không chứa chất độc hại, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Thành phần 100% bông hữu cơ Organic mềm mại như tơ sen, mỏng nhẹ, ôm bé dịu dàng.
  • Cấu trúc 3 lớp siêu thoáng khí cùng màng thấm 3D và hạt siêu thấm giúp thấm hút nhanh chóng, ngăn ngừa tràn hiệu quả, giữ cho làn da bé luôn khô thoáng, thoải mái.
  • Miếng dán mềm mại, bo tròn, không gây trầy xước, cho bé cảm giác dễ chịu.
  • Tinh chất hoa cúc Calenduala và trà xanh tự nhiên giúp làm dịu, dưỡng ẩm, bảo vệ làn da bé khỏi các tác nhân gây hại.
  • Số lượng: 48 - 66 miếng/ bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

299.000 VNĐ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *