Đối với các bà mẹ đang nuôi con nhỏ, đặc biệt trong giai đoạn từ 6 tháng trở đi thường không biết trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa. Bởi nếu lựa chọn sai thời điểm, áp dụng sai cách có thể khiến cho hệ tiêu hóa của con bị rối loạn, tổn thương về mặt lâu về dài. Để giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa, bài viết dưới đây của chúng tôi sẽ làm rõ vấn đề này.
1. Ăn dặm là gì?
Ăn dặm được hiểu là giai đoạn bé được làm quen với các loại thực phẩm thô như: thịt, cá, rau, trái cây,… nhằm bổ sung các chất dinh dưỡng, có tác dụng giúp bé phát triển toàn diện và tạo bước đà cho giai đoạn cai sữa.
Câu hỏi mà các mẹ đặt ra nhiều nhất đó là mấy tháng thì cho bé ăn dặm 2 bữa? Tuy nhiên, thời gian ăn dặm của trẻ thường bắt đầu khi trẻ đủ 6 tháng tuổi trở đi và kết thúc khi bé được hơn 1 tuổi. Tuỳ vào thể chất và khả năng hấp thụ mà mỗi bé sẽ có thời gian ăn dặm khác nhau. Vì vậy, bố mẹ không nên quá nóng vội bao giờ cho bé ăn dặm 2 bữa. Việc bắt đầu hay kết thúc sớm ăn dặm sẽ làm mất đi hứng thú ăn uống và có thể làm ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của con.
2. Trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa?
Để biết bé mấy tháng ăn dặm 2 bữa thì các mẹ cần lắng nghe những thông tin hữu ích từ các chuyên gia. Theo các khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng thì ăn dặm không thể thay thế hoàn toàn được sữa mẹ trong thời gian 12 tháng đầu đời của con. Vì vậy, để không làm giảm sức đề kháng của trẻ, các mẹ nên chú ý kết hợp việc ăn dặm cùng với cho con bú đầy đủ để đảm bảo dinh dưỡng.
Theo đó, các mẹ cần giảm dần theo thời gian và lượng thức ăn sẽ tăng dần theo độ tuổi. Trong giai đoạn ăn dặm trẻ cần được bổ sung vì nhu cầu năng lượng tăng. Đối với thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa thì các chuyên gia cho rằng từ tháng thứ 6 trở đi các mẹ có thể cho bé ăn được.
Từ 6 tháng tuổi trở đi, năng lượng từ sữa mẹ chỉ đủ cung cấp cho bé khoảng 450kcal/ngày, trong khi đó, ở giai đoạn này trẻ cần khoảng gần 700kcal/ngày để phát triển. Do vậy, ăn dặm đúng cách và chú ý trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa là cần thiết để bù đắp những thiếu hụt năng lượng. Đặc biệt hơn là các mẹ cần chú ý đến lượng thức ăn trong các bữa ăn dặm cần tăng lên khi trẻ lớn lên. Nếu không đảm bảo đủ ít nhất 2 bữa ăn dặm trẻ sẽ còi cọc, phát triển chậm. Hơn nữa, khi trẻ trong giai đoạn này, trẻ rất dễ thiếu sắt nếu chỉ được cung cấp từ sữa mẹ. Vì vậy, ăn dặm sẽ là nguồn cung cấp đủ lượng sắt mà bé cần thiết bù đắp sự thiếu hụt đó. Nếu cơ thể trẻ không đảm bảo đủ lượng sắt cần thiết trẻ sẽ bị thiếu máu. Các mẹ cần lưu ý khoảng thiếu hụt sắt lớn nhất vào lúc trẻ 6 -12 tháng và nguy cơ trẻ bị thiếu máu lớn nhất cũng ở nhóm tuổi này.
Tóm lại, với thắc mắc khi nào cho bé ăn dặm 2 bữa 1 ngày thì các chuyên gia dinh dưỡng vẫn khuyến cáo thời điểm tốt nhất là khi bé tròn 6 tháng tuổi trở lên. Khi đó hệ tiêu hóa của bé đã có khả năng hấp thụ được trọn vẹn protein từ thịt, cá, trứng, sữa… cũng như hạn chế mắc các bệnh về đường ruột.
3. Phương pháp ăn dặm cho bé phổ biến hiện nay
Các mẹ đã biết được trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa. Tuy nhiên, áp dụng những phương pháp nào để trẻ hợp tác tốt thì các mẹ cũng cần lưu ý. Hiện nay, có nhiều phương pháp ăn dặm cho bé được áp dụng phổ biến. Trong đó, có 3 phương pháp phổ biến nhất hiện nay đó là: ăn dặm theo kiểu truyền thống, ăn dặm tự bé chỉ huy BLW và ăn dặm kiểu Nhật.
3.1. Ăn dặm theo kiểu truyền thống
Phương pháp ăn dặm này đã không còn quá xa lạ với các mẹ Việt Nam. Để bé làm quen với kiểu ăn dặm này, trước hết các mẹ cần xay mịn bột chung với các loại thức ăn như thịt, cá, rau củ. Áp dụng cho đến khi trẻ mọc răng thì sẽ chuyển sang ăn thức ăn nghiền hoặc cắt nhỏ. Sau đó là thức ăn ở dạng ngón và cuối cùng là những miếng nhỏ.
Ưu điểm:
- Bé có thể ăn số lượng nhiều từ những ngày đầu.
- Đồ ăn được xay nhuyễn sẽ giúp bé dễ làm quen và an toàn đối với hệ tiêu hóa.
Nhược điểm:
- Cho bé ăn nhiều thức ăn xay nhuyễn có thể ảnh hưởng làm đến khả năng ăn thô sau này.
- Mẹ sẽ khó phát hiện bé dị ứng với đồ ăn nào do xay nhiều loại thức ăn.
3.2. Ăn dặm theo cách tự bé chỉ huy BLW (Baby Led Weaning)
Đây là phương pháp áp dụng phổ biến ở các nước phương Tây. Khi sử dụng phương pháp này, mẹ sẽ không cần xay nhuyễn thức ăn hay đút thìa cho bé mà chỉ cần hướng dẫn bé đưa thức ăn vào miệng. Bé hoàn toàn được tự quyết định ăn gì ngay từ đầu. Phương pháp này cho phép trẻ khám phá thức ăn nhiều hơn.
Ưu điểm:
- Tạo cho trẻ thói quen ăn uống độc lập sớm.
- Trẻ có thể phát triển các kỹ năng nhai và kiểm soát thức ăn.
- Bé được tự do khám phá các mùi vị mà mình yêu thích.
- Trẻ có thể dễ dàng tham gia bữa ăn với mọi người trong gia đình.
Nhược điểm:
- Khó kiểm soát lượng thức ăn bé đã ăn được do bé tự ăn.
- Nguy cơ bị hóc những thức ăn có độ cứng.
- Mẹ tốn thời gian dọn dẹp sau khi trẻ ăn xong.
3.3. Ăn dặm theo kiểu Nhật
Ăn dặm theo kiểu Nhật là phương pháp pha cháo loãng qua rây tới tỷ lệ 1:10 mà không quấy thành bột. Các loại rau, thịt sẽ được chế biến riêng với độ thô phù hợp với bé.
Ưu điểm:
- Trẻ sẽ làm quen với nhiều loại thức ăn khác nhau, giúp khả năng nhận diện mùi vị thức ăn phát triển.
- Phương pháp ăn dặm kiểu này tốt cho thận của bé.
- Tạo cho bé cảm giác thoải mái khi ăn đồng thời tạo thói quen ngồi ăn nhanh và tập trung.
Nhược điểm:
- Cần nhiều thời gian để dạy cho bé ngồi và cầm thìa.
- Thời gian chuẩn bị các món ăn riêng cũng khá tốn.
4. Gợi ý thực đơn ăn dặm 2 bữa 1 ngày cho bé mà mẹ không nên bỏ qua
Các mẹ biết được trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa, tuy nhiên, thực đơn ăn dặm như thế nào để kích thích sự ngon miệng của bé? Mẹ có thể tham khảo thực đơn dưới đây để giúp bé ăn ngon miệng nhé!
4.1. Bột rau ngót kết hợp thịt lợn
Nguyên liệu cần có:
- 2 thìa bột gạo.
- 20g thịt lợn nạc.
- 1 lượng rau ngót nhỏ.
- Dầu ăn cho bé ăn dặm dưới 1 tuổi.
Cách nấu:
- Rửa sạch rau ngót, xay nhuyễn và lọc lấy nước trong.
- Rửa sạch thịt lợn, xay mịn.
- Hòa nước rau ngót cùng với bột gạo, thêm thịt lợn đã xay vào khuấy đều tay cho đến khi bột chín.
- Đổ bột ra tô/bát rồi thêm một chút dầu ăn là bé có thể thưởng thức.
4.2. Bột tôm kết hợp rau cải ngọt
Nguyên liệu cần có:
- 2 thìa bột gạo.
- 20g tôm.
- 20g cải ngọt.
- Dầu ăn cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cách nấu:
- Rửa sạch tôm, bỏ vỏ, rút chỉ lưng, hấp chín rồi xay nhỏ.
- Cải ngọt bỏ cuống chỉ lấy phần lá, rửa sạch rồi để ráo nước.
- Cho rau cải vào máy xay nhuyễn, lọc lấy phần nước.
- Hòa nước rau cải với bột gạo, khuấy đều tay trên bếp, khi bột đặc lại thì cho tôm vào, tiếp tục khuấy cho đến khi bột chín.
- Đổ bột ra tô/bát rồi thêm một chút dầu ăn là bé có thể thưởng thức.
4.3. Bột gạo, thịt lợn kết hợp rau chùm ngây
Nguyên liệu cần có:
- 20g bột gạo.
- 20g thịt lợn nạc.
- 20g rau chùm ngây.
- Dầu ăn dặm cho bé.
Cách nấu:
- Rau chùm ngây nhặt lấy lá, rửa sạch sau đó xay nhuyễn.
- Thịt lợn xay nhuyễn sau đó đảo qua với 1 chút dầu ăn.
- Hòa tan bột gạo với nước lọc, đun trên lửa vừa.
- Khi bột sôi khoảng 1 phút, thêm rau chùm ngây và thịt đã xay nhuyễn; khuấy đều cho đến khi bột đặc lại và cho ra tô/bát là bé có thể thưởng thức.
4.4. Bột thịt lợn kết hợp rau dền
Nguyên liệu cần có:
- 20g bột gạo.
- 20g thịt lợn.
- Dầu ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cách nấu:
- Thịt lợn xay mịn, xào cùng với 1 thìa dầu ăn.
- Rau dền rửa sạch, xay nhuyễn, lọc lấy phần nước trong.
- Hòa tan bột gạo cùng với nước rau dền, khuấy đều tới khi bột sệt lại, cho thêm thịt lợn và tiếp tục đun cho đến khi bột chín.
- Đổ bột ra tô/bát là bé có thể thưởng thức.
4.5. Bột lòng đỏ trứng gà kết hợp đậu phụ
Nguyên liệu cần có:
- 20g đậu phụ.
- 20g bột gạo.
- 1 lòng đỏ trứng gà.
- Dầu ăn dặm cho trẻ dưới 1 tuổi.
Cách nấu:
- Đun sôi 20g đậu phụ, dùng thìa nghiền nhuyễn.
- Hòa tan bột gạo với một lượng nước lọc vừa đủ.
- Cho lòng đỏ trứng và đậu phụ vào bát nhỏ, khuấy đều.
- Đun hỗn hợp đã chuẩn bị cùng với bột đã được hòa tan ở lửa nhỏ. Thêm 1 thìa dầu ăn.
- Đổ bột ra tô/bát là bé có thể thưởng thức.
5. Những lưu ý khi cho trẻ ăn dặm 2 bữa
Bên cạnh việc tìm hiểu trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa thì mẹ cần lưu ý một số điều sau trong quá trình cho bé ăn dặm:
- Lựa chọn thực phẩm giàu năng lượng, đạm, béo và các thực phẩm bổ sung vi chất như sắt, kẽm, canxi, nhóm vitamin A, C, D và Folate (có nhiều trong thức ăn từ động vật, hải sản, sữa,…)
- Ưu tiên những loại thực phẩm không có vi khuẩn gây bệnh hoặc sinh vật có hại khác, không chứa các hóa chất độc hại (tránh cho bé ăn thịt cóc, thịt cá nóc,…hoặc những loại thực phẩm có khả năng chứa độc chất như nấm không rõ nguồn gốc), không chọn những thực phẩm có xương bởi có thể gây tổn thương cho bé.
- Không nên chọn thực phẩm quá nóng hay nêm nếm quá cay, quá mặn. Thay vào đó, mẹ nên chọn các thực phẩm dễ ăn và trẻ thích.
- Rửa và giữ sạch dụng cụ làm bếp, bát đĩa khi chuẩn bị thức ăn cho con.
- Bảo quản tốt thức ăn.
Giai đoạn ăn dặm là giai đoạn vô cùng quan trọng để trẻ tăng trưởng toàn diện. Chúng tôi đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ mấy tháng ăn dặm 2 bữa? Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ với LOBO nhé!
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: