Nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày của trẻ để phát triển khỏe mạnh, thông minh rất quan trọng, đặc biệt là giai đoạn 9 tháng. Vì vậy, mẹ cần lên lịch ăn dặm cho bé 9 tháng sao cho hợp lý để bé phát triển bình thường. Nếu mẹ còn lo lắng, hãy để bỉm tã Lobo giúp mẹ nhé!
1. Nhu cầu dinh dưỡng của bé 9 tháng tuổi
Để trẻ 9 tháng tuổi phát triển bình thường về cân nặng và chiều cao thì trong giai đoạn này, phụ huynh cần hiểu rõ nhu cầu về dinh dưỡng cho bé. Dựa vào nhu cầu dinh dưỡng để bổ sung một cách đầy đủ nhất.
Ngoài bú sữa mẹ, trẻ 9 tháng tuổi cần phải ăn dặm thêm bột, cháo đặc và trái cây,… Một khẩu phần ăn hàng ngày của trẻ 9 tháng tuổi cần đảm bảo ba bữa chính và ba bữa phụ. Cụ thể nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 9 tháng tuổi gồm:
- Sữa mẹ: từ 500-600ml
- Ba bữa chính: mẹ cho bé ăn bột hoặc cháo ăn dặm, mỗi bữa khoảng 200ml. Nếu là cơm nhão thì xay nhuyễn 60-90g gạo tẻ trắng. Bên cạnh đó, cho trẻ thêm thức ăn như 60-90g thịt (ví dụ như thịt bò, lợn, tôm, cá,…), 15g mỡ hoặc dầu ăn dặm, rau xanh và trái cây chín.
- Ba bữa phụ có thể cho bé ăn: trái cây, bánh quy hoặc phô mai,…
2. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng khoa học
Để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng phù hợp nhất, ba mẹ có thể tham khảo lịch ăn dặm cho bé 9 tháng dưới đây:
2.1. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng theo EASY
Cha mẹ muốn con phát triển toàn diện cả về trí não lẫn thể chất thì chế độ dinh dưỡng đóng 1 vai trò quan trọng. Việc sắp xếp, phân bổ thời gian lịch ăn dặm cho bé 9 tháng cần căn cứ vào nhu cầu mỗi bé. Vậy trẻ 9 tháng ăn bao nhiêu ml cháo? Nếu trẻ 8 tháng cho ăn 2 bữa bột/cháo nhuyễn 1 ngày thì khi đã được 9 tháng con cần ăn đủ 3 bữa/ngày. Lúc này con vẫn cần được bú mẹ hoặc uống sữa công thức 3-4 lần/ngày tương đương với 710ml – 950 ml sữa. Nếu dưới 473ml thì cần bổ sung thêm Vitamin D cho con. Ngoài ra, để trẻ không biếng ăn hay đề kháng kém từ 9 tháng trở đi, mẹ cần bổ sung thêm sắt cũng như các vitamin nhóm B, kẽm,.. cho con.
Dưới đây là lịch ăn dặm cho bé 9 tháng theo Easy mẹ có thể tham khảo:
- 7h sáng: mẹ cho bé thức dậy và ăn sữa (Thời gian cho bé thức 2 tiếng)
- 11h-14h: Cho bé ăn bữa chính ăn dặm đầu tiên (Thời gian cho bé thức 3 tiếng)
- 15h -17h: Đánh thức bé ngủ dậy, ăn sữa hoặc ăn dặm, chơi cùng ba mẹ (Thời gian cho bé thức 4 tiếng )
- 17h – 18h: Tắm cho bé, ăn dặm/ uống sữa trước ngủ đêm
2.2. Lịch sinh hoạt cho bé 9 tháng ăn dặm truyền thống
Việc lên lịch ăn dặm cho bé theo kiểu truyền thống được nhiều mẹ áp dụng. Cha mẹ nên lên lịch ăn dặm cho bé 9 tháng đảm bảo 3 bữa chính, 2 bữa phụ phẩn bổ theo khung thời gian như sau:
- 7h00: Cho bé bú mẹ hoặc sữa công thức
- 9h00: Cho bé ăn dặm bữa chính, có thể ăn cháo hoặc bột đặc
- 10h00: Cho bé ngủ giấc ngắn khoảng 1 tiếng
- 11h00: Cho bé ăn sữa mẹ hoặc sữa công thức bằng 1 nửa buổi sáng, ăn trưa
- 13h00: Cho bé ăn dặm bữa chính bằng cháo
- 14h00: Cho bé ngủ trưa khoảng 1 tiếng
- 15h00: Cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức
- 17h00: Cho bé ăn tối bằng cháo đặc
- 18h00: Tắm cho bé đọc sách, đọc truyện cho bé… trước khi ngủ
- 19h00: Cho bé ăn sữa công thức và ngủ giấc đêm
- 23h00: Gọi bé dậy cho bú đêm
2.3. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng bú sữa mẹ
Đối với những bé còn bú sữa mẹ thì lịch ăn dặm cho bé 9 tháng cũng sẽ được xây dựng dựa trên nhu cầu của bé. Dưới đây là gợi ý lịch ăn dặm cho bé 9 tháng khoa học và được nhiều bà mẹ áp dụng thành công. Cụ thể như sau:
- Từ 6:00 đến 7:00 cho bé bú lần 1
- Khoảng 8:00 cho bé bú lần 2. Sau khi bé bú, mẹ có thể cho ăn thêm hoa quả, sữa chua hoặc ngũ cốc.
- 9:30 – 10:00 cho bé bú lần 3. Sau đó cho bé ngủ trưa
- Tầm giữa trưa cho bé bú lần 4, tùy thời gian mà bé thấy đói. Mẹ có thể chuẩn bị thêm một ít trái cây hoặc rau xanh như đậu Hà Lan, cà rốt, súp lơ,… luộc chín nhừ để bé tự ăn.
- 13:30 cho bé bú lần 5. Sau khi bé bú mẹ sẽ tiếp tục cho ngủ trưa một giấc ngắn.
- 15:30 – 16:00 để bé chơi.
- 18:00 là thời gian cho bé ăn dặm bữa tối. Mẹ cho bé ăn cháo ăn dặm.
- 19:00 – 20:00 bé sẽ bú mẹ lần 6 trước khi đi ngủ.
Thông thường, các bé 9 tháng tuổi có thể ngủ cho đến sáng. Tuy nhiên, vẫn có một số bé dậy giữa đêm để bú mẹ.
2.4. Lịch ăn dặm cho bé 9 tháng bú sữa công thức
Lịch trình ăn dặm của những bé bú sữa công thức cũng sẽ dựa trên thể trạng của từng bé. Tuy nhiên, nhiều mẹ cũng chưa biết bé 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa 1 lần? Mẹ có thể tham khảo cách chăm sóc bé theo thời gian biểu như sau:
- 9 giờ sáng: Khi bé thức dậy thì cho bé tự chơi khoảng 15 phút.
- 9:15 sáng: Vệ sinh cá nhân cho bé.
- 9:30 sáng: Thời gian này cho bé ăn bữa sáng với ngũ cốc, trái cây nghiền nhỏ và khoảng 150 ml sữa công thức.
- 11 giờ trưa: Cho bé ngủ một giấc ngắn kéo dài khoảng một tiếng.
- Trưa: Cho bé dậy và chơi.
- 1 giờ chiều: Cho bé ăn bữa chính với bột hoặc cháo đặc.
- 2 giờ chiều: Cho bé bú khoảng 150 ml sữa công thức.
- 3 giờ chiều: Cho bé ngủ trưa thêm một tiếng hoặc một tiếng rưỡi.
- 5 giờ chiều: Cho bé ăn bữa tối – Thực đơn dành cho buổi tối gồm cháo ăn dặm, có thể cho bé ăn ngũ cốc và 150 ml sữa công thức.
- 7 giờ tối: Cho bé tự chơi để tiêu thụ bớt năng lượng còn sót lại trong ngày.
- 8 giờ tối: Mẹ vệ sinh cá nhân cho bé.
- 8:30 tối: Cho bé bú tiếp khoảng 150 đến 180 ml sữa công thức.
- 9 giờ tối: Nếu bé vẫn chưa ngủ sau khi bú sữa công thức thì mẹ cho bé bú mẹ thêm rồi ru bé ngủ trong khi hát hoặc mở nhạc
Lưu ý: Đối với những bé bú sữa công thức, số lần cho ăn sữa trong ngày sẽ ít hơn so với những bé bú sữa mẹ. Nhiều mẹ cũng sẽ thắc mắc bé 9 tháng uống bao nhiêu ml sữa một lần. Mẹ có thể tăng dần lượng sữa cho bé để phù hợp với nhu cầu.
3. Nguyên tắc xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng
Khi xây dựng lịch ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi phù hợp, chuẩn khoa học, mẹ cần lưu ý những nguyên tắc quan trọng như sau:
3.1. Thời gian thức ăn tiêu hóa
Xác định được thời gian tiêu hóa thức ăn sẽ giúp mẹ biết được nên cho con ăn vào lúc nào. Mẹ cũng biết được khoảng cách giữa mỗi bữa ăn là bao lâu. Cụ thể:
- Thời gian tối thiểu để bé tiêu hóa từ 150 – 200ml sữa mẹ là 1 đến 2 tiếng
- Thời gian bé cần để tiêu hóa từ 150 – 200ml sữa công thức tối thiểu là 2 đến 3 tiếng. Vì vậy, bé sẽ được bú mẹ nhiều hơn bú sữa công thức.
- Với cháo loãng và nước hoa quả thì con cần ít nhất 3 đến 4 tiếng để tiêu hóa.
- Các món ăn dặm thông thường như: cháo, bột sệt thì con cần 4 đến 5 tiếng để tiêu hóa
- Thời gian con tiêu hóa thức ăn có dầu mỡ là khoảng 5 – 6 tiếng
Mẹ nên phân bổ khoảng cách giữa các bữa phụ mẹ cách nhau ít nhất là 2 tiếng. Các bữa chính cách nhau ít nhất là 4 tiếng để đảm bảo thời gian cho bé tiêu hóa hết thức ăn tối ưu nhất.
3.2. Lịch cho bé ăn đúng giờ
Khi đã xây dựng được lịch ăn dặm cho bé 9 tháng thì việc đảm bảo cho bé ăn đúng giờ là vô cùng quan trọng. Điều này sẽ tạo thói quen cũng như phản xạ tiêu hóa cho bé. Bên cạnh đó, việc cho con ăn đúng giờ cũng sẽ đảm bảo thức ăn cho bé có đủ thời gian để tiêu hóa hết. Đồng thời, hạn chế tình trạng con vẫn còn quá no hoặc quá đói khi cho ăn bữa tiếp theo. Từ đó tạo cảm giác ăn ngon miệng cho bé, giảm thiểu tình trạng biếng ăn.
4. Lưu ý khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm
Khi cho bé 9 tháng tuổi ăn dặm, mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn và cung cấp chất dinh dưỡng cho bé tốt nhất. Dưới đây là những lưu ý mà mẹ cần xem xét:
4.1. Thực hiện chế độ phù hợp
Thực hiện một chế độ ăn uống cố định cho bé sẽ giúp bé có thói quen ăn uống đều đặn. Việc làm này cũng sẽ giúp bé biết khi nào cảm thấy đói.
4.2. Cắt nhỏ thức ăn
Mặc dù bé 9 tháng đã quen với việc ăn dặm nhưng thức ăn cho bé vẫn cần được chế biến dưới dạng nhuyễn hoặc cắt nhỏ. Nó sẽ giúp bé dễ nhai và có thể ăn dễ dàng mà không gặp nguy cơ bị nghẹn.
4.3. Không nên thêm gia vị
Không cần thêm gia vị vào cháo hay bột ăn dặm cho bé như đường hay muối. Trẻ nhỏ cần ít nhất muối và đường có thể. Nên cho bé ăn vị nguyên bản của thức ăn.
4.4. Thực phẩm phải sạch và an toàn
Việc lựa chọn thực phẩm sạch sẽ và chế biến an toàn là điều vô cùng quan trọng. Mẹ cần chế biến thức ăn cẩn thận và đảm bảo không lẫn những thứ khác không an toàn vào thức ăn của bé. Việc làm này sẽ giúp bé tránh được những nguy cơ mắc phải các bệnh về đường ruột, tiêu hóa.
4.5. Cung cấp nước đủ
Bé cần đủ nước để duy trì sự cân bằng nước trong cơ thể. Mẹ cần cung cấp nước đủ cho bé ngoài sữa mẹ, đặc biệt là khi thời tiết nóng.
4.6. Tạo cho bé môi trường ăn uống lành mạnh
Để giúp bé phát triển thói quen ăn uống lành mạnh và hợp tác trong quá trình ăn thì cần tạo một môi trường vui vẻ và tích cực. Không nên cho bé ăn dong, thay vào đó nên tạo cho bé thói quen ăn một chỗ.
Để bé yêu phát triển bình thường, khỏe mạnh, mẹ cần lên lịch ăn cho bé khoa học. Với lịch ăn dặm cho bé 9 tháng mà Lobo chia sẻ, hy vọng mẹ đã bỏ túi được thêm nhiều bí quyết chăm sóc con. Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên với chúng tôi để được hỗ trợ nhiều hơn nhé!
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: