Ăn dặm là quá trình bé đang được bú sữa mẹ hoàn toàn chuyển sang bé vừa uống sữa mẹ và được mẹ bổ sung thêm thức ăn ngoài. Bé sẽ tập làm quen với chế độ ăn dặm từ loãng đến đặc dần. Bé mấy tháng ăn dặm tốt nhất hay mấy tháng ăn dặm được mà nhiều ba mẹ băn khoăn, sẽ được Lobo giải đáp tất tần tật trong bài viết dưới đây.
1. Bé mấy tháng ăn dặm được đâu là thời điểm tốt nhất?
Theo chuyên gia, giai đoạn 6 tháng tuổi là giai đoạn tốt nhất, thích hợp để ba mẹ tập cho trẻ ăn dặm. Giai đoạn này cũng là lúc bé cần được bổ sung nhiều chất dinh dưỡng hơn để có thể phát triển cá thể chất lẫn trí tuệ, khi các nguồn dinh dưỡng từ sữa mẹ là không đủ để đáp ứng nhu cầu của trẻ.
Việc ăn dặm là ba mẹ bổ sung thêm các thức ăn khác như tinh bột, rau, thịt, cá, … nhưng vẫn cho bé bú sữa mẹ đầy đủ, và giảm dần theo độ tuổi lớn lên của bé. Việc duy trì bú sữa mẹ là cần thiết chứ không chấm dứt hoàn toàn ở giai đoạn 6 tháng tuổi, giúp bé tăng sức đề kháng và hệ miễn dịch.
2. Dấu hiệu khi trẻ sẵn sàng ăn dặm
Theo WHO, giai đoạn 6 tháng tuồi bé cần 700 kcal/ ngày cho việc phát triển cơ thể và hoạt động hằng ngày, trong khi sữa mẹ chỉ cung cấp cho trẻ khoảng 500 kcal/ ngày, vì vậy ba mẹ nên chuẩn bị để bổ sung dinh dưỡng ngoài cho bé.
Tuy nhiên nếu ba mẹ cho trẻ ăn dặm sớm hơn thời gian này có thể hệ tiêu hóa của bé chưa hoàn thiện, bé chỉ có thể tiêu hóa được lượng dinh dưỡng từ sữa mẹ, hoặc thức ăn đặc biệt lỏng tương tự như sữa mẹ, khó có thể hấp thu ăn dặm hoặc có thể có tác dụng phụ. Ngược lại nếu bá mẹ cho bé ăn dặm muộn hơn giai đoạn 6 tháng, bé có thể bị thiếu chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển, dẫn đến tình trạng chậm lớn cả thể chất lẫn trí não.
Vì vậy khi bé có những dấu hiệu sau ba mẹ nên tập cho bé ăn dặm:
- Bé đã biết ngồi, giữ thẳng đầu điều này có thể giúp ba mẹ có thể dễ dàng đút thức ăn
- Bé thể hiện sự thích thú đối với món ăn trên mâm ba mẹ ăn cơm, hoặc bữa cơm của người thân
- Cân nặng của bé gấp đôi so với giai đoạn mới sinh
- Bé đòi bú nhiều hơn so với thời gian trước đó
- Bé hay quấy khóc vào ban đêm, ngủ không được yên giấc
3. Nguyên tắc cho bé mới bắt đầu ăn dặm đúng cách
Việc áp dụng các nguyên tắc trong giai đoạn bé ăn dặm sẽ giúp ba mẹ nuôi em được khoa học và dễ dàng hơn. Đây là yêu tốt quan trọng để bé có thể lớn lên toàn diện nhất
Lựa chọn thực đơn ăn dặm phù hợp, đầy đủ: trong thực đơn ăn dặm cho bé phải đầy đủ 4 nhóm chất chính bao gồm: nhóm tính bột, nhóm chất đạm, nhóm chất béo, nhóm vitamin khoáng chất để giúp bé hấp thu đầy đủ và toàn diện.
- Nhóm tinh chất bao gồm: gạo, ngô, khoai, sắn, ngũ cốc,…
- Nhóm chất đạm bao gồm: thịt bò, thịt lợn, thịt gà, tôm, cá, sữa,…
- Nhóm chất béo bao gồm: dầu, mỡ, pho mát, dầu oliu, bơ, ….
- Nhóm vitamin khoáng chất bao gồm: các loại rau, củ, quả
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm: ba mẹ cần đảm bảo việc lựa chọn thực phẩm ăn dặm cho bé đảm bảo, nên chọn đồ hữu cơ, được bảo quản tốt tại các hệ thống siêu thị lớn, hoặc có nguồn gốc rõ ràng. Việc chế biến cần chín kĩ để có mùi vị thơm ngon và phù hợp cho bé.
Thời gian biểu ăn dặm cho trẻ: Ba mẹ nên cho bé ăn dặm 2 – 3 bữa/ ngày kết hợp cùng việc bú sữa mẹ xen kẽ. Thời gian ăn dặm lý tưởng là lúc 9 – 10h sáng hằng ngày, 12h trưa và 17 – 18h tối. Khung giờ chiều ba mẹ có thể cho bé tập làm quen với việc vài muỗng hoa quả như chuối, bơ, xoài hay sữa chua.
4. Các phương pháp ăn dặm phổ biến hiện nay
Hiện nay có 3 phương pháp ăn dặm phổ biến: ăn dặm kiểu Nhật, ăn dặm truyền thống và ăn dặm tự chỉ huy. Mỗi một phương pháp ăn dặm đều có những ưu nhược điểm khác nhau. Ba mẹ cùng tìm hiểu nhé
4.1 Ăn dặm kiểu Nhật
Ưu điểm:
- Phương pháp này chú trọng việc giúp bé làm quen với thức ăn thô sớm, từng khay thức ăn được chế biến riêng. Bé sẽ cảm nhận được mùi vị riêng của từng loại thức ăn
- Việc chế biến dùng gia vị tự nhiên của các loại rau củ quả, giúp bé hạn chế tiếp xúc với các thực phẩm công nghiệp
- Bé sẽ học được thói quen ăn uống lành mạnh, tập trung từ nhỏ
- Phương pháp được du nhập từ Nhật, một nước có văn hóa khá tương đồng với Việt Nam
Nhược điểm:
- Khi bé cảm nhận được mùi vị riêng của các loại thực phẩm, dễ dẫn đến việc trẻ thích ăn 1 loại thức ăn riêng, khiến phát triển không đồng đều, không tăng cân.
- Ba mẹ cần nhiều thời gian để chuẩn bị thức ăn theo phương pháp này
4.2 Ăn dặm tự chỉ huy BLW
Ưu điểm:
- Việc chế biến thức ăn chủ yếu là hấp hoặc luộc nên sẽ tiết kiệm được thời gian ba mẹ để chăm sóc bé
- Bé làm quen sớm với việc dùng hàm nhai, tay cầm thức ăn nên sẽ giúp bé tuy duy, học hỏi sau này
- Bé chủ động tự ăn uống, khám phá mùi vị của thức ăn
- Hình thành thói quen ăn uống lành mạnh cho bé
- Phương pháp được du nhập từ Châu Âu, phương Tây giúp bé tập ăn thô như người lớn.
Nhược điểm:
- Thời gian đầu bé ăn ít, nên sẽ chậm tăng cân
- Đồ ăn thô như người lớn nên thời gian ăn sẽ khiến bé lâu hơn
- Vì phương pháp châu Âu nên ba mẹ áp dụng sẽ khiến ông bà và người thân gây áp lực
4.3 Ăn dặm truyền thống
Ưu điểm:
- Đảm bảo cung cấp đầu đủ 4 nhóm thực phẩm thiết yếu cho bé: nhóm tinh bột, nhóm chất béo, nhóm chất đạm, nhóm vitamin khoáng chất.
- Việc ăn từ lỏng đến thô dần sẽ giúp hệ tiêu hóa của bé dễ dàng làm quen, hấp thu chất dinh dưỡng
- Việc chế biến thức ăn không mất nhiều thời gian, ba mẹ có thể thêm thời gian chăm sóc bé
- Phương pháp phổ biến và lâu đời của Việt Nam nên ba mẹ, ông bà đều có thể chăm sóc cho bé
Nhược điểm:
- Việc ăn cháo trong thời gian dài có thể khiến bé chán ăn, cảm giác ăn không ngon miệng
- Việc bé ăn thô chậm sẽ khiến bé ăn ngậm, ít nhai, ảnh hưởng đến việc phát triển cơ hàm của bé
- Khiến bé có thói quen ăn không tập trung, có thói quen ăn uống không lành mạnh
Ngoài ra ba mẹ có thể áp dụng phương pháp kết hợp 3 phương pháp trên để có thể tận dụng được ưu điểm của mỗi cách và hạn chế các nhược điểm. Tùy vào điều kiện mỗi gia đình, ba mẹ hãy lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với nhà mình và bé nhé.
5. Bé bắt đầu ăn dặm nên ăn gì? Không nên ăn gì?
Trong rau củ quả có nhiều vitamin khoáng chất và chất xơ cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết cho việc phát triển của bé. Nên trong giai đoạn đầu mới bắt đầu ăn dặm ba mẹ nên cho bé ăn với các rau của quả như bơ, xoài, chuối,… để xem phản ứng của trẻ có thích thú với thức ăn ngoài, ăn dặm hay chưa. Ngoài ra, rau củ quả còn rất có lợi cho hệ tiêu hóa của trẻ, giúp hệ tiêu hóa phát triển tốt hơn, dễ hấp thụ hơn. Đặc biệt là các vitamin A, B, C giúp tăng cường sức đề kháng, hấp thụ tốt hơn, bài tiết tốt hơn, giảm tình trạng dị ứng và nhiễm khuẩn. Cùng với các protein, vitamin khoáng chất khác có trong rau củ quả giúp bé phát triển toàn diện.
Theo khuyến cáo trẻ dưới 1 tuổi ba mẹ không nên thêm các gia vị như mắm, muối, đường vào bữa ăn hằng ngày của bé. Các thực phẩm như đường, muối, thức ăn mặn, thịt xông khói, mật ong,… rất khó tiêu hóa ba mẹ nên trành, vì hệ tiêu hóa bé còn yếu, chưa thể hấp thu sẽ khiến bé khó chịu, đầy bụng. Sẽ khiến các bộ phận chức năng của cơ thể làm việc quá sức như gan, thận, hệ tiêu hóa.
Trong giai đoạn bé dưới 9 tháng tuổi, khi men tiêu hóa chưa đủ, ba mẹ nên hạn chế cho bé ăn các loại hải sản, thịt bò, thịt gà,… bé dễ dị ứng với các loại hải sản khi nhỏ, ba mẹ nên cân nhắc sang thịt lợn, và các loại cá sông.
6. Hướng dẫn cách tập cho bé bắt đầu ăn dặm
- Ba mẹ nên chuẩn bị các dụng cụ ăn dặm và nấu ăn riêng cho bé, khi bé mới ăn ba mẹ nên chọn muỗng thân thiện với bé như nhựa, sứ cao cấp.
- Khi mới bắt đầu tập ăn dặm cho trẻ, ba mẹ nên đút cho bé thức ăn bằng ½ muỗng cafe, đồng thời vừa đút vừa trò chuyện để tăng hứng thú của bé khi ăn
- Trong quá trình tập ăn dặm cho bé, ba mẹ cần tập cho bé ngồi thẳng, không vận động mạnh khi ăn, ba mẹ đút từng muỗng, nghỉ giữa các muống khuyến khích bé nhai nhẹ, nuốt.
- Ba mẹ cần kiên trì đến khi bé đòi ăn, vui vẻ mở miếng đòi thức ăn, không nên ép trẻ ăn khi bé nhăn nhó, ngừng lại khi bé đã no
- Sau mỗi bữa ăn dặm, bé cần thời gian 2 – 3 tiếng để có thể tiêu hóa, nên thực đơn mỗi ngày cho bé từ 6 tháng tuồi ba mẹ có thể chia 2 – 3 bữa ăn dặm/ ngày kèm theo là sen kẽ giữa các lần cho bé bú sữa mẹ.
7. Lưu ý khi mới bắt đầu cho bé ăn dặm
- Cần tạo thói quen cho trẻ ăn đúng giờ, sẽ giúp bé kích thích ăn ngon miệng mỗi bữa ăn, đồng thời tạo cho bé tác phong nghiêm chỉnh, háo hức.
- Tạo hứng thú cho bé mỗi bữa ăn, trò chuyên với bé, tạo cảm giác vui nhộn hứng thú để kích thích bé ăn ngon, đồng thời cho bé ăn cùng với gia đình sẽ giúp bé làm quen dễ dàng và ăn ngon miệng, vui vẻ hơn
- Ba mẹ cần đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho bé, lựa chọn những thưc phẩm organic có nguồn gốc xuất xứ, bảo quản nghiêm ngặt. Khi chế biến cũng tuân thủ chín kĩ, soi kĩ.
Trên đây là tất cả thông tin về trẻ mấy tháng ăn dặm được mà bỉm Lobo muốn gửi đến ba mẹ. Ba mẹ hãy lựa chọn phương pháp ăn dặm phù hợp với gia đình và bé nhà mình để bé có thể phát triển toàn diện và tốt nhất. Nếu có thắc mắc nào liên quan đến chăm sóc trẻ nhỏ ba mẹ hãy liên hệ với bỉm Lobo để được hỗ trợ nhé.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: