Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực hiệu quả

Trẻ sơ sinh hay vặn mình được xem là một biểu hiện sinh lý bình thường. Dân gian có rất nhiều mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Tuy nhiên nếu tình trạng vặn mình ở trẻ kèm theo các triệu chứng như quấy khóc, bú ít, không tăng cân… thì bố mẹ cần chú ý đưa trẻ thăm khám sớm. Tình trạng này có thể liên quan đến các vấn đề sức khỏe và sự phát triển của trẻ.

1. Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è có sao không?

Trẻ sơ sinh ngủ hay vặn mình, rặn è è là hiện tượng sinh lý bình thường diễn ra trong giấc ngủ ngắn hoặc sau khi trẻ thức dậy. Biểu hiện này diễn ra ở đa số trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ dưới 2 tháng tuổi. Nó sẽ giảm dần và có thể kết thúc khi trẻ được 3-4 tháng tuổi.

Nghiên cứu về sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh
Nghiên cứu về sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh

Theo các chuyên gia y tế, khi nghiên cứu về sinh lý giấc ngủ của trẻ sơ sinh, người ta có thể chia thành giấc ngủ hoạt động và giấc ngủ im lặng.

Trong giấc ngủ hoạt động hay ngủ ngắn, trẻ sơ sinh hay giật mình, vặn mình và rặn “è è”, mắt thường chuyển động bên dưới mi mắt nhắm. Nhịp thở lúc này của trẻ thường không đều. Trẻ thường ngưng thở 5-10 giây. Sau đó sẽ bắt đầu đột ngột thở nhanh khoảng 50-60 lần/phút trong 10-15 giây rồi thở đều đặn lại. Chu kỳ này sẽ lặp lại cho đến khi bé tỉnh giấc. Vì vậy, bố mẹ không cần quá lo lắng về hiện tượng trẻ sơ sinh vặn mình liên tục khi ngủ.

Ngược lại, đối với giấc ngủ im lặng hay ngủ sâu, trẻ sẽ nằm yên và không cử động, ngủ ngày càng sâu và khó đánh thức bé. Chu kỳ ngủ ở trẻ sơ sinh thường rất ngắn (50 phút). Chu kì này khác với người lớn (90-100 phút) nên trẻ dễ thức giấc thường xuyên hơn.

2. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh vặn mình

Hiện tượng vặn mình ở trẻ được giải thích là do khi trẻ được tiếp xúc với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ (tức là sau khi sinh), vỏ não, các tế bào thần kinh và thể vân của trẻ vẫn chưa phát triển hoàn thiện. Vì vậy, các hoạt động dưới vỏ não của trẻ sẽ chiếm ưu thế hơn. Hiện tượng này được xem là cách để cơ thể trẻ thích nghi với môi trường mới.

Vặn mình ở trẻ sơ sinh
Vặn mình ở trẻ sơ sinh

Theo chia sẻ của chuyên gia, vặn mình ở trẻ sơ sinh được chia làm 2 nhóm đó là: vặn mình sinh lý và vặn mình do bệnh lý. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây vặn mình, tình trạng này có thể làm ảnh hưởng ở mức độ khác nhau đến sự phát triển của trẻ. Do đó, bố mẹ cần phân biệt rõ giữa 2 kiểu vặn mình này để có biện pháp khắc phục kịp thời.

2.1. Biểu hiện vặn mình sinh lý

Có rất nhiều yếu tố sinh lý chủ yếu từ môi trường tác động đến trẻ khiến trẻ sinh vặn mình và giật mình như:

  • Nơi trẻ ngủ không được thoải mái. Có thể do mẹ cho bé ngủ trên đệm quá cứng, gối đầu cao hoặc tư thế ngủ của trẻ không được thoải mái. Hoặc nơi trẻ ngủ có nhiều ánh sáng hoặc tiếng ồn xung quanh.
  • Yếu tố nhiệt độ có thể quá nóng hoặc quá lạnh.
  • Trẻ đói thường có biểu hiện đầu cựa quậy, vặn mình, đỏ mặt.
  • Phản ứng khi trẻ rặn tiểu hoặc đại tiện
  • Trẻ bị ướt bỉm do đi tiểu nhiều hoặc thời gian mặc bỉm quá lâu.
  • Bố mẹ quấn khăn hoặc mặc quần áo quá chật chội: khi quan sát thấy trẻ có những vận động tay chân trong vô thức rất có thể mẹ đã quấn khăn chặt quá, Hành động này nếu bé vừa bú có thể sẽ gây khó chịu và bé hay vặn mình đỏ mặt và ọc sữa.

2.2. Biểu hiện vặn mình do bệnh lý

Trẻ sơ sinh liên tục vặn mình
Trẻ sơ sinh liên tục vặn mình

Khi trẻ sơ sinh liên tục vặn mình, kèm theo các biểu hiện như ọc sữa, ra mồ hôi trộm, quấy khóc nhiều thì rất có thể đó là biểu hiện của bệnh lý. Đó có thể là chứng thiếu vitamin D, canxi hoặc các bệnh về đường tiêu hóa…

Nếu trẻ sơ sinh thường xuyên vặn mình, đỏ mặt, thậm chí hay giật mình khi ngủ thì bố mẹ cần phải chú ý hơn vì điều này có thể sẽ gây ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ con. Ngoài ra, một số bệnh khiến da của trẻ bị thương tổn như ngứa ngáy, nóng rát cũng làm cho trẻ khó ngủ, gây ra phản ứng vặn mình hay gồng mình…

3. Vặn mình ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Như thông tin chúng tôi đã cung cấp, trẻ gồng người vặn mình, mặt đỏ lên và kết thúc trong vài phút khi bé thức hoặc khi ngủ thì hầu hết các trẻ sơ sinh từ vài tuần tuổi tới 2 tháng. Biểu hiện này thường kết thúc khi trẻ được 3 – 4 tháng tuổi.

4. Mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình cực hiệu quả

Để làm giảm hoặc chấm dứt tình trạng vặn mình ở trẻ sơ sinh, bố mẹ có thể tham khảo và áp dụng những mẹo nhỏ sau đây:

4.1. Sử dụng bỉm mềm mại, quần áo thoải mái

Chọn cho trẻ những loại bỉm thấm hút tốt cũng là mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình. Việc làm này sẽ tạo cảm giác thoải mái cho trẻ. Bố mẹ nên mặc cho trẻ những bộ quần áo rộng rãi và đủ ấm.

Cần giặt giũ, vệ sinh chăn nệm của trẻ thường xuyên. Đồng thời, vệ sinh phòng sạch sẽ để trẻ không có cảm giác ngứa ngáy hay khó chịu.

4.2. Xoa dịu bé, để trẻ cảm thấy thoải mái

Khi quan sát thấy trẻ hay vặn mình thì mẹ có thể ôm bé vào lòng âu yếm để bé được dễ chịu hơn. Có thể hát ru, xoa dịu hoặc nói chuyện với bé để bé cảm thấy an toàn và được vỗ về hơn.

4.3. Tắm nắng cho bé thường xuyên

Mẹ hãy giữ cho làn da trẻ luôn được sạch sẽ để hạn chế mắc những bệnh về da gây cho ngứa ngáy khó chịu. Đồng thờ, cho bé tắm nắng thường xuyên, thời gian tắm nắng khoảng 15-20 phút để đề phòng thiếu vitamin D và bổ sung canxi cho bé. Đây cũng là mẹo giúp trẻ sơ sinh không vặn mình tương đối hiệu quả.

4.4. Mẹ không cần kiêng khem quá mức khi ở cữ

Mẹ không cần kiêng khem quá mức trong giai đoạn ở cữ mà cần ăn uống đầy đủ những loại thực phẩm giàu canxi như cá hồi, cá thu, cá ngừ,…nhằm cung cấp canxi đầy đủ qua sữa mẹ cho trẻ.

4.5. Không sử dụng các mẹo lạ cho bé

Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh
Mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh

Xông hơi, chườm nóng hay đắp các loại lá… được xem là những mẹo dân gian chưa có sự kiểm định của bác sĩ. Nó có thể gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe của bé. Vì vậy, khuyến cáo các mẹ không nên sử dụng các mẹo dân gian chữa vặn mình ở trẻ sơ sinh khi chưa có sự hướng dẫn của bác sĩ. Nếu phát hiện những bất thường thì các bậc cha mẹ cần đưa bé đến các cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn điều trị.

4.6. Theo dõi cảm xúc của con

Trẻ sơ sinh 1, 2 tháng tuổi có hiện tượng vặn mình đều rất bình thường. Đó là cách giúp trẻ giãn các cơ và khớp khi nằm một chỗ quá lâu. Mẹ yên tâm rằng hiện tượng này sẽ tự hết khi trẻ được 4 tháng tuổi.

Trẻ sơ sinh vặn mình cũng có thể là trẻ đang mỏi, khó chịu, trẻ đói, mệt hay ướt tã… Chính vì vậy, bố mẹ cần lưu ý đến cảm xúc của con để có biện pháp khắc phục.

4.7. Kiểm tra nhiệt độ phòng

Nếu nhiệt độ phòng quá nóng hoặc quá lạnh cũng làm ảnh hưởng trực tiếp đến giấc ngủ của trẻ. Trẻ sẽ vừa ngủ vừa hay vặn mình, giấc ngủ không sâu hoặc hay quấy khóc.

4.8. Kiểm tra làn da của trẻ

Nếu bố mẹ thấy vùng da của trẻ có bị đỏ, viêm loét, nổi mẩn đỏ hay không. Hoặc kiểm tra các lỗ tự nhiên (như: hậu môn, vùng kín…) của trẻ xem có những điểm bất thường hay không. Trẻ có bị nóng, sốt hay không, bao tay bao chân, quần áo có bị chặt quá không…

Hoặc khi trẻ có một trong những biểu hiện sau, bố mẹ cần đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được tư vấn và điều trị kịp thời.

Hạ canxi máu: Biểu hiện thường thấy là tăng kích thích thần kinh cơ, trẻ dễ bị kích thích. Trẻ ngủ không yên giấc, hay giật mình hoặc gồng mình kèm thêm các biểu hiện như: nôn mửa, đổ mồ hôi trộm, nấc cụt, quấy khóc, chậm lên cân…

5. Lưu ý khi dùng mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị văn mình

Khi áp dụng mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình, bố mẹ cần lưu ý một số điều sau để đảm bảo an toàn và hiệu quả cho bé:

5.1. Lắng nghe tư vấn của bác sĩ

Trước khi áp dụng bất kỳ mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình nào, bố mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ, chuyên gia. Bác sĩ sẽ có những thông tin chính xác về tình trạng sức khỏe của trẻ. Từ đó, bác sĩ sẽ có thể cung cấp lời khuyên phù hợp. Họ cũng có thể đưa ra những hướng dẫn riêng cho từng trường hợp cụ thể của trẻ.

5.2. Không tự ý áp dụng các mẹo chữa vặn mình

Để đảm bảo an toàn cho trẻ, bố mẹ cần tránh tự ý áp dụng các mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình mà không có sự hướng dẫn hoặc tư vấn của chuyên gia. Mẹo dân gian áp dụng có thể hữu ích, nhưng không phải nó đều phù hợp cho mọi trường hợp. Điều quan trọng là bố mẹ cần hiểu rõ về phương pháp và tình trạng sức khỏe của trẻ trước khi áp dụng.

5.3. Chăm sóc sức khỏe hàng ngày

Ngoài việc áp dụng mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mình thì thực hiện chăm sóc sức khỏe hàng ngày cho trẻ cũng rất quan trọng. Mẹ cần đảm bảo trẻ được tắm rửa sạch sẽ, sử dụng sản phẩm chăm sóc da phù hợp. Đồng thời, lựa chọn quần áo thoáng mát và đảm bảo trẻ được ăn uống đủ chất dinh dưỡng, ngủ đủ giấc.

Vấn đề trẻ vặn mình là biểu hiện sinh lý bình thường. Vì vậy, bố mẹ không cần phải quá lo lắng về vấn đề này. Thay vào đó, hãy lắng nghe, quan sát cơ thể của con. Hy vọng với những mẹo giúp trẻ sơ sinh không bị vặn mìnhbỉm tã Lobo cung cấp sẽ hữu ích với các mẹ. 

Có thể bạn quan tâm

279.000 VNĐ

Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả

 
  • 100% bông Organic với vải dệt nhiệt mềm mại, an toàn cho làn da nhạy cảm.
  • Công nghệ bong bóng 3D và 7 lớp bảo vệ tạo lớp đệm thoáng khí, gấp đôi khả năng thấm hút 
  • Tinh chất trà xanh và than tre hoạt tính kháng khuẩn ngăn ngừa hăm hiệu quả.
  • Với công nghệ Soft Air Fit độc quyền đai chun
  • Vạch báo đầy và băng dính cuộn bỉm tiện lợi cho ba mẹ chăm sóc bé.
  • Thiết kế tiện lợi với 4 túi nhỏ có nắp dán.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

279.000 VNĐ

299.000 VNĐ

Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì

   
  • Chất liệu vải bông Organic mềm mịn, thân thiện với da nhạy cảm, giảm kích ứng.
  • Với công nghệ Soft Air Fit độc quyền, cho bé cảm giác như không đang mặc tã.
  • Cấu trúc lõi treo 3 mặt và vách chống tràn kép tăng tiết diện, ngăn thấm ngược tối ưu.
  • Tinh chất từ thảo và hoa trà nuôi dưỡng làn da, kháng khuẩn
  • Vạch báo thông minh và băng dính cuộn bỉm giúp ba mẹ tiết kiệm thời gian.
  • Thiết kế thông minh với 4 túi nhỏ có nắp dán tiện lợi.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng / bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

299.000 VNĐ

339.000 VNĐ

Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm

 
  • Bề mặt từ sợi thiên nhiên êm mềm như tơ tằm, giúp bé ngủ ngon suốt đêm.
  • Bỉm thấm hút xuyên đêm đến 12h với dung lượng lớn cho bé yên giấc trọn đêm.
  • Công nghệ Soft Air Fit cùng 65 sợi thun đàn hồi cao cấp mềm mại, thoáng mát, mềm mại cho làn da nhạy cảm.
  • Băng dính và vạch báo bỉm hỗ trợ mẹ chăm sóc bé dễ dàng.
  • Bộ 4 túi nhỏ có nắp dán thông minh trong 1 bịch bỉm.
  • Số lượng: 28 - 40 miếng/ bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

339.000 VNĐ

299.000 VNĐ

An toàn, mềm mại, khô thoáng

  • Sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế, đảm bảo hoàn toàn không chứa chất độc hại, an toàn cho làn da nhạy cảm của bé.
  • Thành phần 100% bông hữu cơ Organic mềm mại như tơ sen, mỏng nhẹ, ôm bé dịu dàng.
  • Cấu trúc 3 lớp siêu thoáng khí cùng màng thấm 3D và hạt siêu thấm giúp thấm hút nhanh chóng, ngăn ngừa tràn hiệu quả, giữ cho làn da bé luôn khô thoáng, thoải mái.
  • Miếng dán mềm mại, bo tròn, không gây trầy xước, cho bé cảm giác dễ chịu.
  • Tinh chất hoa cúc Calenduala và trà xanh tự nhiên giúp làm dịu, dưỡng ẩm, bảo vệ làn da bé khỏi các tác nhân gây hại.
  • Số lượng: 48 - 66 miếng/ bịch

Sản phẩm này có nhiều biến thể. Các tùy chọn có thể được chọn trên trang sản phẩm

299.000 VNĐ

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *