Bé ăn dặm cần được bổ sung đầy đủ 4 nhóm chất: tinh bột, đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất để phát triển toàn diện, vậy thực đơn bé 9 tháng tuổi như thế nào để đảm bảo dinh dưỡng cho bé yêu. Dù cho bé ăn dặm theo phương pháp nào thì ba mẹ cũng nên tham khảo bài viết dưới mà Lobo tổng hợp nhé.
1. Bé 9 tháng tuổi ăn được những gì?
Theo khuyến cáo của chuyên gia dinh dưỡng, thực đơn bé 9 tháng tuổi ăn dặm bao gồm đầy đủ 4 loại nhóm chất bổ sung cùng cháo rây, cháo vỡ hạt và cháo nguyên hạt sau đây:
– Sữa mẹ, sữa công thức/ sữa bột: ba mẹ cung cấp đủ cho bé 600 – 800ml, và hạn chế dần sữa mẹ, thay bằng sửa công thức, giai đoạn này bé chuẩn bị bước sang quá trình cai sữa mẹ.
– Nhóm chất tinh bột: tinh bột là thành phần chính trong thực đơn của bé, giúp tăng cường chuyển đổi chất, chuyển hóa năng lượng để bé phát triển như: yến mạch, ngũ cốc,…
– Nhóm đạm: cấu tạo chính hình thành thể chất cho trẻ như thịt bò, hải sản, thịt gà, thịt lợn, trừng, đậu,…
– Nhóm chất béo: tạo môi trường để hòa tan vitamin nuôi dưỡng cơ thể, tích lũy năng lượng như bơ, dầu ăn, pho mát, sữa chua,…
– Vitamin và khoáng chất: bổ sung các chất hữu ích nuôi cơ thể như: các loại rau củ quả, họ nhà cải, họ nhà đậu,….
Trong giai đoạn 9 tháng tuổi, bé đã ăn được hầu hết thức ăn như người lớn, tuy nhiên ba mẹ cho ăn dặm cùng cháo mịn, hoặc cháo vỡ hạt cùng các loại thức ăn xay nhuyễn để bé dễ tiếp thu và tiêu hóa. Ba mẹ nên lên thực đơn gồm 3 bữa chính và 2 – 3 bữa phụ tùy theo sinh hoạt của bé, để bổ sung thêm các dưỡng chất cần thiết để bé phát triển toàn diện và khỏe mạnh.
2. Nhu cầu dinh dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Ba mẹ có thể tham khảo thực đơn trong 1 ngày cho bé gồm bữa chính và bữa phụ mà Lobo tổng hợp được dưới đây:
– Sữa mẹ, sữa công thức, sữa bột: 600 – 800ml, ba mẹ nên chia đều theo ngày.
– Bữa chính: 50g tinh bột như cháo gạo tẻ min hoặc nguyên hạt nhóm
30g nhóm chất đạm như thịt bò, hải sản, thịt gà
20g nhóm chất xơ như rau xanh, họ nhà cải, họ nhà đậu
– Bữa phụ: 20g nhóm vitamin khoáng chất như các loại trái cây
20g nhóm chất béo: sữa chua, phô mai, bánh quy,…
Giai đoạn bé 9 tháng tuổi đang chuyển dần từ ăn dặm ngọt sang ăn mặn, ba mẹ nên thay đổi thực đơn và cách chế biến giúp bé dễ thích nghi hơn, tăng cường khả năng nhai, chức năng tiêu hóa, tăng cường hệ miền dịch, phát triển toàn diện. Ba mẹ cần lưu ý thêm những thông tin dưới đây:
– Tăng lượng thích ăn thô: ba mẹ cho bé chuyển từ ăn dặm cháo rây sang cháo vỡ hạt, giúp trẻ hoàn thiện khả năng nhai, tăng enzym, giúp bé dần hình thành thói quen ăn uống tự nhiên, dần dần tiến tới cháo nguyên hạt và ăn cơm sau này.
– Cung cấp đủ sữa, nước cho trẻ: giai đoạn này cũng là giai đoạn bé cũng đang tập uống nước, tùy nhu cầu từng trẻ mà ba mẹ cung cấp đủ sữa, nước trong ngày, thông thường be cần 600 – 800ml nhưng cũng có những trẻ cần bổ sung nhiều hơn, ba mẹ nên chia thành nhiều bữa uống trong ngày để bé được thoải mái nhất nhé.
– Tạp cho bé ăn uống đúng giờ: tập thói quen ăn uống theo giờ giấc tốt nhất theo phương pháp và phù hợp với bé, ba mẹ. Việc đúng giờ sẽ giúp kích thích ăn uống cho bé, ăn ngon miệng hơn và ba mẹ cũng tập cho bé tư thế ăn, ngồi, theo nề nếp, gia phong.
– Đảm bảo 4 nhóm dưỡng chất chính để bé phát triển toàn diện cả thể chất và tinh thần: giai đoạn này bé lớn rất nhanh, tăng cân nhanh đòi hỏi ba mẹ phải cung cấp các dưỡng chất cần thiết nuôi cơ thể và phát triển trí não, các giác quan. Việc cung cấp đủ lượng trong ngày, theo thực đơn dinh dưỡng sẽ giúp bé hấp thu tốt hơn, nuôi dưỡng cơ thể, trẻ kháu khỉnh hơn.
– Đảm bảo an toàn: ba mẹ chọn nguyên vật liệu nấu ăn cho trẻ cần đảm bảo tươi ngon, an toàn vệ sinh, đặc biệt là nguyên liệu sử dụng trong ngày, không để qua đêm, không chất bảo quản. Và đa dạng dần nguyên vật liệu để trẻ thích nghi, hấp thụ tốt hơn, ngon miệng hơn.
3. Thực đơn bé 9 tháng tuổi thơm ngon, đủ chất tăng cân
Hiện nay có nhiều thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi như phương pháo BLW, phương pháp truyền thông, kiểu nhật,… ba mẹ lựa chọn để phù hợp cho bé nhà mình nhé. Dưới đây là các gợi ý thực đơn theo các phương pháp Lobo tổng hợp gửi đến ba mẹ
3.1 Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 9 tháng
Phương pháp quen thuộc ba mẹ nên áp dụng cho bé nhà mình, phương pháp này chú trọng xay nhuyễn cho bé dễ tiêu hóa.
Thực đơn các món cháo tăng cân cho bé 9 tháng 1 tuần bao gồm:
– Thứ 2:
- Sáng: cháo yến mạch trứng gà
- Trưa: cháo cua ba bể cà rốt
- Tối: cháo tôm bí đỏ
– Thứ 3:
- Sáng: cháo yến mạch hạt sen
- Trưa: cháo tim lợn cà rốt
- Tối: cháo trứng bắc thảo
– Thứ 4:
- Sáng: cháo tôm mướp
- Chiều: cháo bồ câu bí đỏ
- Tối: cháo bò khoai tây
– Thứ 5:
- Sáng: cháo gà măng tây
- Trưa: cháo heo rau ngót
- Tối: cháo heo đậu xanh
– Thứ 6:
- Sáng: cháo gà khoai lang
- Trưa: cháo bò cải thảo
- Tối: cháo tôm cải bó
– Thứ 7;
- Sáng: cháo cua rau ngót
- Trưa: cháo trứng khoai lang
- Tối: cháo cá hồi bí đỏ
– Chủ nhật:
- Sáng: cháo gà bí đỏ
- Trưa: cháo cá rau ngót
- Tối: cháo nấm thịt heo
3.2 Thực đơn cho bé 9 tháng BLW
Phương pháp này được du nhập từ phương Tây về Việt Nam, chú trọng độ tiêu thụ thức ăn của trẻ, ba mẹ cũng tham khảo nhé.
Thực đơn cho bé 9 tháng tuổi tăng cân 1 tuần bao gồm:
– Thứ 2:
- Sáng: cơm trắng, đậu luộc, thịt luộc
- Trưa: cơm trắng hạt chia, cà chua hấp, bầu hấp, thịt lợn xào, dưa leo
- Tối: cơm trắng hạt chia, deo leo, trứng khổ qua xào
– Thứ 3:
- Sáng: cơm trắng, đậu luộc, chào chua hấp, ruốc cá hồi
- Trưa: cơm trắng hạt chia, đậu rán, xu hào luộc, đậu bắp luộc
- Tối: cơm trắng, trứng gà rán, bí luộc
– Thứ 4:
- Sáng: cơm trắng, cà rốt luộc, thịt bò xào kim chi
- Chiều: cơm trắng, thịt xào ngũ sắc, nước cam ép
- Tối: cơm trắng, thịt xào giá, cá tím áp chảo
– Thứ 5:
- Sáng: cơm trắng, ngô chiên bơ, vịt quay, trà lúa mạch
- Trưa: cơm trắng, cá hồi, cà rốt luộc, tôm sốt
- Tối: cơm trắng, canh cải, bí luộc, trứng rán
– Thứ 6:
- Sáng: bánh khoai, trứng gà luộc, rau cải
- Trưa: cơm trắng, trứng gà hấp, bí đỏ luộc, dưa leo
- Tối: cơm trắng, gà luộc, trứng, bầu xào
– Thứ 7;
- Sáng: cơm trắng, bắp cải luộc, su su luộc, lê
- Trưa: mỳ Ý, cơm cuộn rong biển, đậu cô ve luộc
- Tối: cá trắng, cá hồi sốt, rau luộc
– Chủ nhật:
- Sáng: cơm trắng, cá rán, đậu luộc
- Trưa: cơm trắng, chả cá, mướp luộc
- Tối: cơm trắng, gà xào, mướp luộc
3.3 Thực đơn ăn dặm cho bé 9 tháng tuổi của viện dinh dưỡng Nhật
Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật cũng xuất phát từ phương Đông, rất gần gũi với Việt Nam cũng khá tương đồng với phương pháp truyền thống của Việt Nam, kết hợp chủ yếu là cháo, nước dashi vào các nguồn nguyên vật liệu khác.
Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật bao gồm:
– Thứ 2: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm cà tốt luộc nghiền nhuyễn
– Thứ 3: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm su su luộc nghiền nhuyễn
– Thứ 4: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm bí đỏ luộc nghiền nhuyễn
– Thứ 5: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm khoai lang luộc nghiền nhuyễn
– Thứ 6: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm cà chua rây nghiền nhuyễn
– Thứ 7: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm hành tây rây nghiền nhuyễn
– Chủ nhật: cháo trắng nấu với nước dashi, thêm bắp cải tím luộc nghiền nhuyễn
4. Gợi ý các món ngon, bổ dưỡng cho bé 9 tháng tuổi
Như thực đơn ăn dặm trên, ba mẹ có thể chọn các món phù hợp với trẻ nhà mình, các món trên đảm bảo bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của bé mà vẫn đảm bảo ngon, hấp dẫn với bé. Sau đâu Lobo sẽ chọn 6 món và hướng dẫn chi tiết các thực hiện để ba mẹ tham khảo nha.
4.1 Cháo bò cải thảo
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt bò sạch băm nhuyễn: 30g
- Cải thảo: 30g
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo thịt bò cải thảo như sau:
- Bước 1: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 2: Rửa sạch cải thảo băm nhỏ
- Bước 3: Khi cháo chín, ba mẹ cho thịt bò sạch băm nhuyễn và cải thảo vào quấy đều
- Bước 4: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
4.2 Cháo gà bí đỏ
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt ức gà: 30g
- Bí đỏ: 30g
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo gà bí đỏ như sau:
- Bước 1: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 2: Rửa sạch thịt gà, luộc chín, xay nhỏ
- Bước 2: Rửa sạch bí đỏ, luộc chín, nghiền nhuyễn
- Bước 3: Khi cháo chín, ba mẹ cho thịt gà xay, bí đỏ nghiền nhuyễn vào quấy đều
- Bước 4: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
4.3 Cháo heo rau ngót
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Thịt mông heo: 30g
- Rau ngót: 30g
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo heo rau ngót như sau:
- Bước 1: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 2: Rửa sạch thịt heo, băm/ xay nhỏ
- Bước 2: Rửa sạch rau ngót, vớt ra để nguội, băm nhuyễn
- Bước 3: Khi cháo chín, ba mẹ cho thịt heo băm, rau ngót băm nhuyễn vào quấy đều
- Bước 4: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
4.4 Cháo sườn lòng đỏ trứng gà
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Sườn heo non: 3 miếng
- Trứng gà: 1 quả
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo sườn lòng đỏ trứng gà như sau:
- Bước 1: Sườn heo rửa sạch, trần nước sôi
- Bước 2: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo và cho sường vào ninh 40 phút theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 3: Cháo chín nhừ ba mẹ cho lòng đỏ trứng vào khuấy đều
- Bước 4: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
4.5 Cháo cá hồi bí đỏ
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Cá hồi: 30g
- Bí đỏ: 30g
- Gừng: 1 củ
- Hành khô: 1 củ
- Hành lá: 30g
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo cá hồi bí đỏ như sau:
- Bước 1: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 2: Rửa sạch cá hồi, hấp cách thủy cùng gừng thái lát khử mùi, sau khi chín bỏ xương, để nguội, băm/ xay nhuyễn, phi thơm lại cùng hành khô
- Bước 3: Rửa sạch bí đỏ, luộc chín, nghiền nhuyễn
- Bước 4: Khi cháo chín, ba mẹ cho cá hồi xay, bí đỏ nghiền nhuyễn vào quấy đều
- Bước 5: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
4.6 Cháo tôm súp lơ xanh
Ba mẹ chuẩn bị:
- Gạo tẻ: 30g
- Tôm: 30g
- Súp lơ xanh: 30g
- Hành khô băm nhuyễn: 10g
- Dầu ăn dặm: 10g
Cách nấu cháo tôm súp lơ xanh:
- Bước 1: Ba mẹ vo sạch gạo nấu cháo theo độ loãng/ đặc mong muốn
- Bước 2: Rửa sạch tôm, bóc vỏ, bỏ chỉ, bỏ đầu, băm nhuyễn, phi thơm cùng hành khô
- Bước 3: Rửa sạch súp lơ, luộc chín, nghiền nhuyễn
- Bước 4: Khi cháo chín, ba mẹ cho tôm, bí đỏ nghiền nhuyễn vào quấy đều
- Bước 5: Ninh thêm 5 phút tắt bếp, múc ra bát và thêm dầu ăn dặm để bé thưởng thức
Trên đây là tất cả thông tin về thực đơn bé 9 tháng tuổi theo các phương pháp khác nhau mà ba mẹ có thể thao khảo thêm. Với mỗi phương pháp ăn dặm lại có một dạng thực đơn cho bé 9 tháng tuổi tăng cân riêng mà Lobo đã tổng hợp. Nếu có thắc mắc hay câu hỏi thêm, ba mẹ hãy liên hệ theo thông tin bên dưới để Lobo hỗ trợ chính xác nhất nhé.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: