9 tháng tuổi, trẻ có nhiều sự thay đổi như mọc răng sữa, tập nhai… Do đó, cha mẹ cần xây dựng thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng tuổi phù hợp. Việc làm này nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng và năng lượng để bé yêu phát triển tốt nhất. Đặc biệt, bố mẹ cần chú trọng rèn luyện kỹ năng ăn uống để chuẩn bị tốt cho giai đoạn tiếp theo. Hãy cùng bỉm tã Lobo tìm hiểu thực đơn ăn cơm nát cho bé 9 tháng nhé!
1. Bé 9 tháng ăn cơm nát được chưa?
Trước khi tìm hiểu thực đơn com nát cho bé 9 tháng, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu thời điểm thích hợp để cho bé ăn cơm nát.
Không phải bố mẹ cứ đợi khi trẻ 9 tháng tuổi mới có thể ăn được cơm nát. Mặc dù theo cách nuôi con truyền thống thì bé hơn 1 tuổi mới cho bé ăn cơm nát. Tuy nhiên, theo các phương pháp ăn dặm ngày nay thì việc cho con ăn rất đa dạng và linh hoạt. Nhiều bé từ 7-8 tháng tuổi bố mẹ đã có thể ăn cơm nát hoặc ăn cháo hạt vỡ. Đó là lý do vì sao nhiều mẹ cũng tìm kiếm thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng.
Vì vậy, theo phương pháp ăn dặm và áp dụng độ tuổi từ 7, 8, 9 tháng trở đi thì các mẹ có thể cho bé ăn cơm nát. Ngược lại, với trẻ dưới 7 tháng thì mẹ lại không nên cho trẻ ăn cơm nát. Bởi vì, thời điểm này, con chưa thể phát huy được khả năng nhai nuốt tốt nên rất dễ bị hóc và khó chịu khi ăn cơm.
2. Cách nấu cơm nát cho bé 9 tháng đơn giản, dễ làm ngay tại nhà
Để lên thực đơn ăn thô cho bé 9 tháng, mẹ có thể tham khảo những cách nấu cơm nát thuận tiện sau:
2.1. Sử dụng nồi cơm điện
2.1.1. Cách 1:
- Đầu tiên, mẹ hãy vo sạch gạo, sau đó cho gạo và nước vào chén (sứ hoặc thủy tinh) theo tỷ lệ 1 phần gạo : 3 phần nước
- Sau đó đặt chén gạo này vào nồi cơm điện khi nấu cơm cho cả nhà. Như vậy, khi nồi cơm của gia đình chín thì mẹ cũng có cơm nát cho bé.
2.1.2. Cách 2:
Cách này sẽ sử dụng cơm đã nấu chín.
- Khi nấu cơm cho cả nhà, mẹ để ý lúc cơm vừa chín tới, múc 1 lượng cơm vừa đủ ăn cho bé.
- Sau đó cho cơm vào 1 cái chén và thêm 3 muỗng nước nóng vào cùng rồi trộn đều.
- Đặt vào nồi cơm đang nấu và đậy nắp nồi cơm lại để nấu tiếp.
- Sau khi nấu được khoảng 10 – 15 phút, mẹ kiểm tra xem cơm của bé đã nhão chưa.
- Nếu cơm vẫn khô thì mẹ có thể thêm nước nóng tùy theo khả năng ăn thô của bé. Sau đó tiếp tục cho cơm của bé vào nồi để nấu như đã hướng dẫn ở trên.
2.2. Nấu cơm nát bằng nồi nấu chậm cho bé
Thực hiện cách nấu này như sau:
- Sau khi vo gạo sạch, mẹ cho gạo và nước vào nồi nấu chậm theo tỷ lệ 1 phần gạo : 3 phần nước
- Sau đó mẹ bật chế độ nấu cháo để nấu cơm trong 1 – 1,5 giờ là xong.
2.3. Nấu cơm nát bằng chảo chống dính
Cách nấu này cũng rất đơn giản:
- Khi mẹ nấu cơm cho gia đình xong, mẹ hãy lấy lượng cơm vừa đủ cho bé ăn ra nồi hoặc chảo chống dính.
- Thêm vài muỗng nước nóng trộn cùng với cơm (lượng nước tùy thuộc vào độ ăn thô của bé).
- Mẹ nên cho trước từng muỗng nước nóng vào cơm để đo lường lượng nước phù hợp. Sau đó trộn đều rồi nấu cơm cho bé với lửa nhỏ.
- Sau khoảng 5 phút, nếu thấy cơm đã đạt độ nhão phù hợp thì mẹ tắt bếp và cho ra bát.
3. 30 thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng đầy đủ dưỡng chất
Thực đơn nấu cơm nát cho bé 9 tháng cực đơn giản với những gợi ý sau của chúng tôi:
3.1. Cơm nát kết hợp tôm xào mướp hương
Cơm nát tôm xào mướp hương là món ăn cung cấp protein và omega-3. Đồng thời hỗ trợ phát triển trí não và sức khỏe cho bé yêu. Mướp hương rất giàu vitamin và chất xơ, giúp cải thiện hệ tiêu hóa và tăng cường sức đề kháng cho bé.
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 1 chén
- Tôm: 1 – 2 con
- Mướp hương: 30g
- Hành tím
- Dầu ăn dặm cho bé
Cách làm:
- Mẹ hãy lột vỏ tôm, bỏ phần đầu, rút chỉ lưng đen rồi rửa sạch. Sau đó băm nhuyễn tôm.
- Mướp hương gọt vỏ, cắt thành từng miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho một ít nước vào thịt tôm đã băm rồi trộn đều để tôm không bị vón cục khi xào.
- Làm nóng chảo với dầu ăn, hành tím phi thơm rồi cho tôm vào xào săn. Sau đó cho mướp hương vào cùng thêm 1 ít nước.
- Nấu cho đến khi tôm và mướp hương chín nhừ thì tắt bếp.
3.2. Cơm nát ăn cùng trứng hấp tôm
Cơm nát kết hợp với trứng hấp tôm, cà rốt là món ăn cung cấp protein, canxi, vitamin và các khoáng chất. Nó giúp hỗ trợ phát triển cơ bắp và sức khỏe của bé. Cà rốt giàu vitamin A sẽ rất tốt cho thị lực. Trong khi đó, tôm cung cấp omega-3, giúp phát triển trí não của bé.
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 1 chén
- Tôm: 1 – 2 con
- Trứng gà: 1 quả
- Cà rốt: 30g
- Hành tím băm nhuyễn
- Dầu ăn dặm: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
- Tôm lột bỏ phần đầu, vỏ, rút chỉ lưng sau đó đem rửa sạch và băm nhuyễn.
- Cà rốt gọt vỏ, băm nhỏ vừa ăn.
- Cho dầu vào chảo rồi đun nóng, cho hành tím vào. Tiếp đó lần lượt cho tôm và cà rốt vào xào sơ.
- Đập trứng gà vào bát và thêm khoảng 50ml nước rồi khuấy đều. Sau đó rây hỗn hợp trứng cho mịn.
- Cho tôm và cà rốt đã xào sơ vào bát trứng rồi mang đi hấp khoảng 20 – 30 phút
- Sau đó, mẹ dùng que tăm xiên vào trứng, nếu thấy trứng không dính nghĩa là đã chín.
3.3. Cơm nát ăn cùng cá diêu hồng hấp
Cơm nát cá diêu hồng hấp cũng là món ăn cung cấp protein và omega-3. Nó có tác dụng hỗ trợ phát triển trí não và sức khỏe của bé. Cá diêu hồng cũng rất giàu vitamin D và các khoáng chất. Khi ăn giúp tăng cường xương và hệ miễn dịch.
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 1 chén
- Thịt cá diêu hồng: 100g
- Cà rốt: 30g
- Hành tây: 1/4 củ
- Hành lá: 2 – 3 cọng
- Hạt nêm cho bé ăn dặm: 2 muỗng cà phê
Cách làm:
- Cá diêu hồng phi lê phần thịt nạc mẹ đem rửa sạch, cắt thành khúc vừa ăn. Sau đó đem ướp cá với 2 muỗng hạt nêm ăn dặm.
- Gọt vỏ cà rốt và hành tây rồi cắt thành sợi nhỏ.
- Hành lá rửa sạch, cắt khúc
- Xếp hành tây, cà rốt và hành lá lên 1 cái đĩa rồi cho cá lên trên. Sau đó mang cá đi hấp khoảng 20 – 30 phút.
- Mẹ kiểm tra thấy cá chín là cho bé ăn cùng với cơm được.
3.4. Cơm nát ăn cùng thịt bò củ cải
Cơm nát với thịt bò củ cải cung cấp protein và sắt, giúp bé phát triển cơ bắp và tăng cường sức khỏe. Củ cải là thực phẩm giàu vitamin C và chất xơ,. Nó giúp cải thiện tiêu hóa và tăng cường hệ miễn dịch cho bé.
Nguyên liệu:
- Cơm nát: 1 chén
- Thịt bò xay: 50g
- Củ cải: 30g
- Tỏi băm nhuyễn: 2 – 3 tép
- Mỡ lợn: 1 muỗng cà phê
Cách làm:
- Thịt bò sau khi sơ chế sạch, băm nhuyễn thì đem ướp thịt bò với tỏi băm nhuyễn. Thêm 1 ít nước vào rồi trộn đều để khi xào thịt không bị vón cục.
- Củ cải gọt vỏ, rửa sạch và cắt miếng nhỏ vừa ăn.
- Cho mỡ vào chảo đun nóng, sau đó cho thịt bò vào xào chín.
- Sau khi thịt chín thì cho bò ra 1 cái bát.
- Tiếp tục cho củ cải vào xào, cho thêm ít nước.
- Khi củ cải mềm thì cho thịt bò đã xào vào chảo nấu cùng. Nấu thêm khoảng 1 – 2 phút cho chín nhừ rồi tắt bếp. Lưu ngay thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng với món ăn này nhé!
4. Lưu ý khi nấu cơm nát cho bé 9 tháng tuổi
Để giúp bé yêu nhà bạn có những bữa ăn ngon miệng nhất, mẹ nên nắm rõ những lưu ý khi nấu cơm nát như:
4.1. Lượng nước phải vừa đủ khi nấu cơm
Việc nấu cơm nát cho bé cần có sự cân đo đong đếm lượng nước phù hợp, để cơm đạt được độ nhão vừa phải. Nếu cho quá ít nước khi nấu sẽ khiến cơm bị khô, cứng và bé rất khó nhai nuốt. Ngoài ra, còn làm ảnh hưởng đến dạ dày của trẻ. Ngược lại, khi nấu cơm với lượng nước quá nhiều sẽ biến cơm trở thành cháo và không thể hình thành cơm nát được.
Tỉ lệ nước và gạo khi nấu cơm nát được khuyên dùng đó là 1:2 (1 phần nước và 2 phần gạo). Tuy nhiên, căn cứ vào tính chất của từng loại gạo mà mẹ nên có cách tăng giảm lượng nước nấu cơm phù hợp.
4.2. Thời gian nấu cơm cho bé 9 tháng
Thời gian nấu cơm nát cho bé 9 tháng sẽ phụ thuộc vào loại nồi nấu cơm và loại gạo mà mẹ đang sử dụng. Thông thường, mẹ chỉ mất từ 15 – 30 phút để gạo có thể chín thành cơm nát. Khi nồi cơm chuyển từ chế độ nấu thành ủ, mẹ nên chờ thêm khoảng 5 – 10 phút nữa để cơm chín hẳn. Tuy nhiên, cũng không nên để cơm ở chế độ nấu quá lâu. Điều này sẽ làm cho cơm nhanh bị cháy và khê làm mất hương vị.
4.3. Giữ gìn vệ sinh khi nấu ăn
Để đảm bảo sức khỏe cho bé, mẹ cần vệ sinh sạch sẽ dụng cụ để nấu cơm nát riêng. Nếu bé bỏ ăn, mẹ nên quay lại chế độ ăn cháo một thời gian rồi mới tiếp tục điều chỉnh cơm nát. Không nên bắt ép bé ăn cơm nát để tránh tạo tâm lý sợ sệt, biếng ăn.
4.4. Để bé ngồi ghế ăn tại chỗ
Mẹ không nên cho bé có thói quen vừa ăn vừa xem điện thoại, tivi hay bế bé đi xung quanh. Việc này sẽ khiến con ăn một cách thụ động, không có ý thức, dẫn đến việc biếng ăn. Tốt nhất, mẹ nên cho bé ngồi ghế ăn và chỉ tập trung vào việc ăn để hình thành thói quen cho bé.
4.5. Hãy kiên trì
Thời gian đầu khi ăn cơm nát, nhiều bé thường hiếu động, thích tự chọn loại thức ăn làm vung vãi xung quanh. Lúc này, mẹ cần kiên nhẫn hơn.
Như vậy, dựa trên những thông tin mà bỉm tã Lobo đã chia sẻ, mẹ hoàn toàn có thể xây dựng thực đơn cơm nát cho bé 9 tháng ăn dặm ngon miệng. Mẹ hãy chọn lọc những thực phẩm cần thiết để bổ sung vào bữa ăn, nhằm mang lại sự phát triển toàn diện cho bé.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: