Đậu hũ non rất giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên, trẻ mấy tháng ăn được đậu hũ non và đặc biệt trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không lại là vấn đề được rất nhiều các bà mẹ quan tâm. Hãy cùng LOBO đi tìm câu trả lời nhé!
1. Trẻ em ăn đậu hũ non có tốt không?
Khi bé bắt đầu ăn dặm, rất cần được quan tâm và chăm sóc đặc biệt trong việc lựa chọn thực phẩm. Tuy nhiên, rất nhiều mẹ sẽ thắc mắc bé ăn đậu hũ non có tốt không? Đối với trẻ sơ sinh, điều quan trọng cần nhớ là không nên cho trẻ ăn đậu phụ ở giai đoạn này. Bởi vì, ở độ tuổi sơ sinh, hệ tiêu hóa của trẻ sẽ chưa phát triển hoàn chỉnh
Nguyên liệu chính để làm đậu phụ thường là đậu tương. Tuy nhiên, thành phần của đậu tương có thể gây ra phản ứng dị ứng ở trẻ nhỏ. Hệ tiêu hóa của trẻ chưa đủ mạnh mẽ để xử lý một số chất trong đó và điều này có thể dẫn đến những vấn đề về tiêu hóa hoặc gây dị ứng.
Vậy, trẻ mấy tháng ăn được đậu phụ? Tốt nhất, là từ đủ 6 tháng trở đi. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé đã phát triển, mẹ có thể dần dần cho bé ăn đậu phụ dưới sự hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.
2. Trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không?
Kể từ tháng thứ 6, mẹ có thể cho bé ăn dặm. Vì vậy, với câu hỏi trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không thì mẹ hoàn toàn có thể cho bé ăn một lượng phù hợp. Đậu hũ non được các chuyên gia dinh dưỡng đánh giá là một trong những thực phẩm tốt dành cho bé trong giai đoạn ăn dặm, đặc biệt là từ 6 tháng tuổi trở đi. Kể từ tháng thứ 6 trở , bé bắt đầu làm quen với các loại thức ăn khác ngoài sữa mẹ. Đậu hũ non chính là nguồn cung cấp nhiều lợi ích dinh dưỡng vượt trội. Vậy, các mẹ không cần lo lắng bé 6 tháng ăn được đậu hũ non không nhé!
3. Lợi ích khi cho bé ăn dặm đậu hũ non
Đậu hũ non là nguồn cung cấp dinh dưỡng đáng kể đối với sự phát triển của bé. Những lợi ích mà đậu hũ non mang lại có thể kể đến như:
3.1. Chứa nhiều protein thực vật
Trong đậu hũ non có nhiều protein thực vật. Nó có tác dụng hỗ trợ sự phát triển cơ bắp và các tế bào của bé.
3.2. Giàu canxi
Với một hàm lượng canxi cao, đậu hũ non có tác dụng trong việc phát triển xương và răng chắc khỏe cho bé.
3.3. Dễ tiêu hóa
Đậu hũ non có cấu trúc mịn màng và mềm giúp bé dễ tiêu hóa, phù hợp với hệ tiêu hóa còn non nớt của trẻ.
3.4. Ít gây dị ứng
Đậu hũ non nếu được sử dụng đúng hàm lượng sẽ ít gây ra các phản ứng dị ứng so với những loại thực phẩm khác.
3.5. Đa dạng cách chế biến
Khi sử dụng đậu hũ non, mẹ có thể dễ dàng kết hợp với các loại rau củ, thịt, cá hoặc ngũ cốc. Từ đó, tạo nên những món ăn phong phú và đầy dinh dưỡng cho bé.
Với những lợi ích trên, các mẹ không cần lo trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không mà nó còn giúp bé bổ sung dinh dưỡng cần thiết. Đồng thời, hỗ trợ sự phát triển toàn diện trong những năm tháng đầu đời của trẻ.
4. Các loại đậu hũ non cho bé ăn dặm
Đậu hũ non là món ăn rất quen thuộc trong bữa ăn hằng ngày. Có rất nhiều loại đậu hũ non được chế biến từ những nguyên liệu khác nhau. Đối với bé ăn dặm, mẹ có thể tham khảo các loại đậu hũ non như sau:
4.1. Đậu hũ non làm bằng hạt sen
Nguyên liệu chính được làm từ hạt sen tươi. Các mẹ chuẩn bị khoảng 100g.
Cách làm:
- Rửa sạch hạt sen tươi và nhặt bỏ tim sen.
- Đem hấp cho hạt sen chín nhừ.
- Xay hạt sen cùng với 100ml nước đun sôi để nguội.
- Lọc lấy nước sau đó nấu hỗn hợp trên bếp khuấy đều đến khi hạt sen sệt lại là được.
- Cho phần hỗn hợp hạt sen đã sệt vào khuôn để tạo hình rồi cho vào ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h. Lưu ý trước khi cho vào khuôn, Phết 1 chút dầu để đậu hũ không bị dính vào khuôn.
4.2. Đậu hũ non làm từ yến mạch
Nguyên liệu chính: Yến mạch, nước lọc.
Cách làm:
- Đầu tiên, ngâm yến mạch với nước lọc 20p rồi rửa qua yến mạch với nước cho bớt nhớt.
- Sau đó, thêm nước vào yến mạch và xay mịn.
- Lọc phần hỗn hợp qua khăn xô để lấy phần sữa yến mạch cà cho lên bếp, đun với lửa nhỏ. Khuấy đều tay ( tầm 5-7p) để đậu chín kĩ và yến mạch chín sệt lại là được.
- Đổ yến mạch ra khuôn.
- Đợi cho hỗn hợp nguội và cất trong ngăn mát tủ lạnh khoảng 1h.
- Kết hợp đậu hũ non cùng sốt trái cây để kích thích vị giác của bé .
4.3. Đậu hũ non làm từ đậu nành
Nguyên liệu chính gồm: Đậu nành, nước lọc, khuôn, lá gelatin.
Cách làm:
- Đậu nành mua về rửa sạch và ngâm khoảng 6 tiếng. Sau đó rửa sạch và đem xay nhuyễn cùng nước.
- Lọc hỗn hợp đậu nành đã được xay nhuyễn mịn để lấy nước cốt (có thể dùng rây hoặc túi vải). Sau khi đã bóp hết nước đậu, cho thêm nước vào phần bã để lọc được hết tinh chất đậu.
- Phần nước đậu đã lọc được đem đun trên lửa nhỏ, vớt hết bọt.
- Đun nước sữa đậu nành khoảng 5 phút thì chín. Lúc này cho vào nồi lá gelatin và khuấy cho tan hết.
- Đổ hỗn hợp sữa vào khuôn, để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-3 tiếng là hoàn thành.
4.4. Đậu hũ non làm từ khoai lang
Nguyên liệu: khoai lang vàng (hoặc tím) và 150ml nước
Cách làm:
- Khoai lang đem gọt vỏ và cắt lát mỏng (ngâm trong nước 40p) cho ra hết mủ.
- Xay nhuyễn khoai cùng với nước rồi lọc lấy nước bỏ bã.
- Đun hỗn hợp đến khi sệt lại và sủi thì đổ ra khuôn ngay khi còn nóng.
- Để nguội và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh 2-3h là dùng được.
4.5. Đậu hũ non làm từ đậu gà
Nguyên liệu cần có: 50g đậu gà, 200ml nước, trái cây tùy thích để làm nước sốt.
Cách làm:
- Ngâm đậu gà qua đêm, sau đó rửa đãi sạch vỏ.
- Cho đậu gà cùng với 200ml xay nhuyễn. Lọc để lấy nước. Đem nước đậu nấu chín trên lửa nhỏ, khuấy đều tay đến khi nước đậu sệt lại. Đổ hỗn hợp ra khuôn có thoa 1 lớp dầu ăn mỏng và cất ngăn mát tủ 2-3h.
- Để làm nước sốt trái cây ăn kèm cần xay nhuyễn trái cây, đem đi đun ấm hoặc không cần đun. Khi cho bé ăn thì cho nước sốt lên trên đậu hũ.
Với các loại đậu hũ non trên mẹ có thể an tâm trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không. Thậm chí, bé ăn sẽ rất ngon miệng.
5. Gợi ý món ngon từ đậu hũ non cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm
Với đậu hũ non mẹ có thể chế biến nhiều món ăn đa dạng, giúp bé đổi khẩu vị và bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết. Mẹ có thể tham khảo một số món ăn từ đậu hũ non dưới đây của chúng tôi:
5.1. Cháo đậu hũ non cho bé 6 tháng
Nguyên liệu:
200g thịt heo
1 nắm gạo trắng
1 quả cà chua
100g đậu phụ
1 củ hành khô
Vài nhánh rau mùi
- Thịt heo đem xay nhuyễn. Ướp thịt với hành băm nhỏ, nước mắm, hạt nêm cho bé ăn dặm trong 15 phút.
- Cho dầu ăn vào chảo, phi thơm hành khô, sau đó cho cà chua vào xào nhanh. Sau đó, cho thịt đã ướp vào xào chín và tắt bếp.
- Tán nhuyễn đậu hũ non. Khi cháo đã chín mềm thêm đậu phụ và cho phần thịt đã xào, nấu thêm vài phút.
- Mẹ không cần nêm thêm gia vị mà có thể cho bé ăn khi cháo còn ấm.
5.2. Súp đậu hũ non rau củ
Nguyên liệu cần chuẩn bị là đậu hũ non, cà rốt, khoai tây, bí đỏ và một ít nước dùng.
- Rau củ sau khi được chế biến thì đem nấu chín. Sau đó nghiền cho nhuyễn và trộn cùng với đậu hũ non.
- Thêm một ít nước dùng vào hỗn hợp để tạo độ sánh, rồi đun nóng nhẹ trước khi cho bé ăn.
5.3. Trứng hấp đậu hũ non
Nguyên liệu cần có: 1 quả trứng gà, đậu hũ non.
- Đánh tan trứng gà rồi đem trộn đều với đậu hũ non đã nghiền nhuyễn.
- Cho hỗn hợp vào khuôn và hấp cách thủy 15-20 phút cho đến khi chín mềm và cho bé thưởng thức.
5.4. Đậu hũ non xào tôm
Nguyên liệu: đậu hũ non, tôm tươi 100g
- Tôm sau khi được làm sạch thì đem xay nhuyễn. Sau đó xào sơ với một ít dầu ô liu.
- Thêm đậu hũ non vào và đảo nhẹ tay cho đến khi hỗn hợp hòa quyện.
- Cho ra bát là bé có thể thưởng thức món ngon rồi.
6. Lưu ý khi cho bé 6 tháng ăn đậu hũ non
Đậu hũ non là loại thực phẩm bổ dưỡng, nhưng khi cho bé ăn mẹ cần lưu ý để đảm bảo an toàn và dinh dưỡng tốt nhất cho bé.
6.1. Kiểm tra dị ứng
Khi biết trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không thì ở lần đầu cho bé ăn đậu hũ non, mẹ nên cho trẻ ăn một lượng nhỏ để kiểm tra dị ứng. Nếu phát hiện những dấu hiệu bất thường trên da như nổi mẩn đỏ, ngứa, hoặc khó thở, cần ngừng cho bé ăn và tham khảo ý kiến bác sĩ.
6.2. Lựa chọn đậu hũ non chất lượng
Các mẹ cần sử dụng đậu hũ non có nguồn gốc rõ ràng, không chứa chất bảo quản hay phụ gia gây hại cho bé.
6.3. Chế biến phù hợp
Khi chế biến đậu hũ non cần làm kỹ càng, nghiền nhuyễn để bé dễ nuốt và tiêu hóa. Đối với trẻ ăn dặm, không cần thêm gia vị.
6.4. Đảm bảo vệ sinh khi chế biến
Khi chuẩn bị đậu hũ non cho bé, mẹ luôn giữ tay và dụng cụ nấu ăn sạch sẽ. Tránh để đậu hũ non trong tủ lạnh quá lâu. Cần đảm bảo độ an toàn của thphẩm.
6.5. Đa dạng thực đơn với đậu hũ
Đậu hũ non là loại thực phẩm rất bổ dưỡng. Tuy nhiên, mẹ không nên cho bé ăn quá nhiều trong một ngày. Thay vào đó cần kết hợp đậu hũ với các loại thực phẩm khác giúp cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho bé.
Bài viết trên của chúng tôi đã giúp các mẹ giải đáp thắc mắc trẻ 6 tháng ăn đậu hũ non được không?Hãy sử dụng đậu hũ non theo sự hướng dẫn của các chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo sự phát triển tốt nhất cho trẻ.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: