Mực là loại hải sản giàu dinh dưỡng và chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sự phát triển của bé. Thế nhưng, bé mấy tháng ăn được mực? Đây là câu hỏi khiến các mẹ còn băn khoăn. Hãy cùng tã bỉm Lobo tìm hiểu nhé!
1. Thành phần dinh dưỡng có trong mực
Trong 100gr mực sống chứa:
- Calo: 104g
- Chất đạm: 18g
- Chất béo: 2g
- Carbohydrate: 3g
Ngoài ra, thịt mực cũng là nguồn cung cấp các vitamin và khoáng chất như: Vitamin C, Sắt, Canxi
2. Trẻ ăn mực có tốt không?
Trong quá trình nuôi con, đặc biệt là giai đoạn bé ăn dặm, nhiều mẹ thắc mắc bé mấy tháng ăn được cháo mực. Trước khi tìm hiểu thông tin này, hãy cùng Lobo điểm qua những lợi ích tuyệt vời mà thịt mực mang lại.
2.1. Giàu omega-3
Mực là loại hải sản cung cấp nguồn axit béo omega-3 dồi dào giúp thị lực và não của bé phát triển khỏe mạnh. Hàm lượng selen trong mực cũng giúp cho hệ miễn dịch của bé hoạt động tốt. Ngoài ra, mực còn cung cấp nhiều protein cần thiết cho quá trình phát triển của bé.
2.2. Giúp phát triển xương và răng
Trong mực có chứa hàm lượng phốt pho giúp cho cơ thể của trẻ hấp thu canxi tốt. Nó giúp cho việc hình thành và phát triển hệ thống xương khớp của trẻ. Ngoài ra, cho bé ăn mực còn giúp bé có hàm răng chắc khỏe.
2.3. Tốt cho sức khỏe tim mạch
Thịt mực chứa nhiều vitamin B12 có tác dụng hỗ trợ làm giảm axit amin homocysteine trong cơ thể giúp con tránh những bệnh liên quan đến tim mạch.
2.4. Tốt cho da và tóc
Mực là một loại hải sản giàu protein. Vì vậy, để bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể của trẻ, mẹ nên cho bé ăn cháo mực thường xuyên. Việc làm này sẽ giúp bảo vệ sức khỏe cơ bắp, tóc, móng tay chân và da của trẻ.
2.5. Bổ sung vitamin B2
Đây là thực phẩm chứa vitamin B2 có tác dụng làm giảm triệu chứng đau nửa đầu. Không những vậy, loại khoáng chất này còn giúp trẻ phòng tránh được chứng đau nửa đầu.
2.6. Tăng cường hệ miễn dịch
Ăn cháo mực là nguồn cung cấp kẽm cho bé, giúp hỗ trợ tăng cường hệ thống miễn dịch để cơ thể bé không bị tấn công bởi bệnh truyền nhiễm như cảm cúm.
3. Bé mấy tháng ăn được mực?
Kể từ tháng thứ 6 trở đi, rất nhiều câu hỏi đặt ra như: bé 7 tháng ăn mực được không? Bé 8 tháng ăn mực được không? Trẻ 9 tháng có ăn mực được không? Các mẹ băn khoăn không biết nên cho con ăn mực ở tháng thứ mấy.
Theo lời khuyên của các chuyên gia dinh dưỡng, từ 7 tháng tuổi trở đi, mẹ có thể cho bé ăn các loại thực phẩm có vị tanh, nhưng nên bắt đầu từ các loại cá đồng trước, đồ hải sản, cá biển thì chưa cho bé ăn.
Thời điểm tốt nhất để cho bé ăn thịt mực là khi bé từ 10 tháng tuổi trở đi. Đây là thời điểm mẹ nên bắt đầu cho bé làm quen với các món cháo từ mực để tăng cường lượng dưỡng chất để bé phát triển toàn diện cả về thể chất và trí tuệ. Vậy là mẹ đã biết bé mấy tháng ăn được mực rồi. Hãy theo dõi xem cho con ăn bao nhiêu là đủ nhé!
4. Trẻ em ăn mực nhiều có tốt không? Ăn bao nhiêu là đủ?
Mẹ có thể cho bé ăn dặm các món cháo chế biến từ mực kể từ khi trẻ được 10 tháng trở lên. Tuy nhiên, mẹ nên cho bé với hàm lượng phù hợp, không nên cho bé ăn quá nhiều, để cơ thể của trẻ hấp thu tốt hơn các chất dinh dưỡng từ mực. Cụ thể như sau:
- Đối với bé từ 10 – 12 tháng tuổi: mỗi bữa ăn khoảng 20 – 30g mực.
- Bé từ 1 – 3 tuổi: mỗi bữa ăn khoảng 30 – 40g mực.
- Bé từ 4 tuổi: mỗi bữa ăn từ 50 – 60g mực.
Mẹ nên cho bé ăn 2-3 lần/tuần để bé không bị ngán.
5. Mẹo sơ chế mực đúng cách
Mực khi mua về, nếu không được sơ chế đúng cách sẽ bị nhũn, không còn độ dai giòn và mất đi các chất dinh dưỡng . Để làm sạch loại hải sản này, vừa đơn giản, vừa không bị tanh, mẹ hãy tham khảo cách sơ chế dưới đây:
- Mực sau khi mua về, hãy rửa mực thật sạch. Sau đó, nắm chặt phần râu mực và kéo nhẹ nhàng để tách nó ra khỏi thân. Dùng tay méo nhẹ lớp mảng bám trước để tách râu và ruột mực dễ dàng hơn.
- Kéo nhẹ phần xương sống có màu trắng trong ra khỏi thân mực.
- Xẻ dọc bụng để làm sạch bên trong và tiến hành cạo sạch phần nội tạng của mực. Nếu muốn cắt khoanh thì có thể không cần xẻ dọc bụng mực. Tuy nhiên, vẫn phải cạo bỏ hết phần nội tạng và làm sạch kỹ bên trong mực.
- Dùng dao cắt nhẹ một đường phía đầu thân mực để tạo đường cắt giữa da và thịt mực. Tiếp theo, một tay giữ chặt phần thịt, tay còn lại nắm phần da, sau đó lần lượt kéo để loại bỏ phần da mực.
- Cắt bỏ mắt và rửa sạch đầu mực. Cuối cùng, rửa sạch cả phần đầu và phần thân là đã làm sạch sẽ được mực rồi.
6. Gợi ý các món từ mực cho bé ăn dặm thơm ngon, lạ miệng.
Khi biết bé mấy tháng ăn được mực rồi, nếu mẹ chưa biết mực nấu với gì cho bé ăn dặm thì hãy để chúng tôi giúp mẹ nhé!
6.1. Cháo mực kết hợp cà rốt
Mẹ có thể áp dụng cách nấu cháo mực cho bé trên 1 tuổi với cà rốt vô cùng đơn giản theo gợi ý sau:
Nguyên liệu cần có:
- Mực tươi: 10g
- Cà rốt: 1 củ
- Gạo: 1 chén
- Rau thì là
- Dầu oliu Oliu
- Gia vị
Cách làm:
- Mực sau khi mua về, làm sạch rồi bóp sơ với rượu trắng và muối cho hết tanh, sau đó rửa lại mực bằng nước lạnh.
- Đem thái thành miếng nhỏ và ướp mực với một ít gia vị.
- Cà rốt gọt vỏ, thái thành miếng nhỏ và luộc chín.
- Rau thì là cũng rửa sạch, cắt nhỏ.
- Xay nhuyễn hỗn hợp thịt mực và cà rốt.
- Đổ gạo vào nồi nấu cho đến khi cháo chín thì cho hỗn hợp mực và cà rốt vào rồi khuấy đều, nêm gia vị vừa ăn cho bé.
- Cuối cùng, cho thì là vào, tắt bếp và thêm chút dầu ô liu rồi cho bé thưởng thức.
6.2. Cháo mực kết hợp khoai lang
Nguyên liệu cần có:
- Mực tươi: 30g
- Khoai lang: 20g
- Cháo trắng: 1 chén
- Hành tím: 1 củ
- Gia vị Biojunior
Cách làm:
- Mực mua sơ chế sạch sẽ, ngâm với muối và rượu cho bớt tanh, rửa lại với nước rồi thái nhỏ.
- Khoai lang gọt vỏ và đem hấp chín.
- Hành tím băm nhuyễn.
- Phi thơm hành với chút dầu rồi cho mực vào xào. Sau đó, cho mực vừa xào và khoai lang vào máy xay nhuyễn.
- Đun sôi cháo cho đến khi chín nhừ, rồi đổ hỗn hợp vừa xay vào để khuấy đều.
- Nêm gia vị vừa ăn và đợi đến khi cháo sôi lại thì tắt bếp.
6.3. Cháo mực kết hợp bí đỏ
Nhiều mẹ không biết nấu cháo mực cho bé với rau gì? Mẹ có thể lựa chọn các loại củ quả rất giàu dinh dưỡng để kết hợp với mực chẳng hạn bí đỏ.
Nguyên liệu:
- Mực tươi: 10g
- Bí đỏ: 20g
- Gạo tẻ: 1 nắm
- Dầu oliu cho bé: 1 muỗng cà phê
- Gia vị
Cách làm:
- Bí đỏ gọt vỏ, cắt thành miếng nhỏ, đem hấp chín và tán nhuyễn.
- Mực sau khi mua về thì đem sơ chế sạch, lột bỏ lớp màng bên ngoài, bỏ mắt và răng. Dùng dao để rạch bụng, loại bỏ nội tạng và rút xương sống. Tiếp tục rửa mực với rượu trắng và muối để khử bớt mùi tanh.
- Sau khi mực đã làm sạch, băm nhuyễn và ướp với một xíu nước mắm.
- Cho gạo vào nồi nấu cháo đến khi chín nhừ thì cho bí đỏ vào khuấy đều.
- Khi cháo sôi trở lại thì cho mực đã băm nhuyễn vào. Cho thêm 1 thìa dầu ô liu và nêm gia vị rồi tắt bếp. Đợi cháo nguội và cho bé thưởng thức.
6.4. Súp mực nấu trứng gà
Nguyên liệu:
- Mực tươi: 100gr
- Trứng gà: 2 quả
- Nấm hương: 50gr
- Tinh bột ngô: 10gr
- Cà rốt: 40gr
- Hạt nêm
Cách làm:
- Mực đem rửa sạch, loại bỏ hết phần đầu, ruột, xương sống rồi cắt nhỏ .
- Rửa sạch nấm hương và cắt đôi.
- Cà rốt gọt vỏ và thái hạt lựu.
- Đánh tan trứng gà.
- Cho mực vào nồi nước sôi và chần mực trong khoảng 2 phút để mực chín.
- Thêm nấm hương, cà rốt và hạt nêm vào nồi nước đang sôi và nấu cho khoảng 10 phút.
- Hòa tan tinh bột ngô với một chút nước. Sau đó đổ hỗn hợp từ từ vào nồi và khuấy đều cho sệt lại.
- Đổ trứng gà đã đánh tan vào nồi, khuấy đều cho trứng chín.
- Cho mực vào nồi súp đun thêm khoảng 2 phút, thêm gia vị và tắt bếp.
- Cho súp vào tô và cho bé thưởng thức khi còn ấm.
6.5. Cháo mực nấu pho mai
Nguyên liệu:
- Mực tươi: 20gr
- Nước mắm: 1 thìa cafe
- Gạo: 40gr
- Súp lơ: 20gr
- Phô mai: 3 miếng
- Hành tây: ¼ củ
- Dầu oliu: 1 thìa
Cách làm:
- Gạo vo sạch và ngâm nước khoảng 60 phút.
- Mực mua về loại bỏ phần da ngoài, nội tạng, xương sống, rửa sạch và băm nhỏ
- Súp lơ, hành tây cũng rửa sạch và thái nhỏ.
- Đun sôi mực khoảng 5-10 phút rồi cho mực, súp lơ, hành tây vào máy xay xay nhuyễn
- Đun nóng dầu và cho hành tây với mực cùng chút nước mắm vào đảo đều.
- Khi mực chín, cho gạo và thêm nước vào nồi và ninh cho cháo chín.
- Đến khi cháo nhừ, cho thêm súp lơ và đợi cháo sôi 5 phút nữa thì tắt bếp.
- Cuối cùng, thêm phô mai vào nồi cháo, khuấy đều, múc ra đợi cháo nguội và chén ăn dặm cho bé thưởng thức.
Những lưu ý khi cho bé ăn mực
Việc bổ sung mực trong giai đoạn ăn dặm cần tuân thủ theo lời khuyên của các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để đảm bảo độ an toàn và đúng lứa tuổi của bé. Khi cho bé ăn mực, cần lưu ý những điều sau:
- Phải cho bé ăn chín: Đảm bảo nấu chín các nguyên liệu với mực thật kỹ càng cho bé. Không cho bé ăn đồ ăn chưa chín hoặc còn sống, bởi nó có thể gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của bé.
- Lựa chọn mực an toàn: Mua mực sạch, có nguồn gốc rõ ràng để tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.
- Bổ sung thịt mực phù hợp với độ tuổi: Khi bé đủ 10 tháng tuổi có thể cho bé ăn mực được.
Với những thông tin mà Lobo cung cấp ở trên, chắc chắn mẹ không còn băn khoăn bé mấy tháng ăn được mực? Hãy lựa chọn cho bé những loại thực phẩm giàu dinh dưỡng để bé có một cơ thể khỏe mạnh nhé!
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: