Khi bé được 1 2 tuổi, lúc này, cơ thể bé đã quen với các thực phẩm được bổ sung. Vì vậy, việc lên thực đơn cho bé 1 2 tuổi cũng rất quan trọng. Bé cần bổ sung thêm nhiều thực phẩm mới để góp phần vào quá trình tăng trưởng. Bài viết sau của Lobo sẽ giúp mẹ lên thực đơn cho bé 1 2 tuổi khoa học nhất.
1. Thực đơn cho bé 1 2 tuổi có gì khác so với trước đây
So với giai đoạn ăn dặm 6-12 tháng, khi bước sang 1 tuổi, bé cần được bổ sung phong phú hơn các loại thực phẩm. Mẹ cần tham khảo thêm thực đơn cho trẻ 1-2 tuổi của viện dinh dưỡng để áp dụng cho con yêu. Lúc này, mẹ có thể thêm tôm, cua, thịt bò,… vào khẩu phần ăn dặm của trẻ. Bên cạnh tham khảo thực đơn cho bé 1-2 tuổi tăng cân thì thực đơn cho bé 1-2 tuổi tăng chiều cao cũng rất quan trọng. Cụ thể:
- Khi trẻ được 1 2 tuổi, mẹ có thể bổ sung thêm sữa tươi và giảm bớt lượng sữa công thức trong khẩu phần của trẻ.
- Trẻ đã có khả năng nhai, nuốt thức ăn tốt hơn và không còn đẩy thức ẩn ngoài. Vì vậy, mẹ có thể tăng cường cho bé ăn các thức ăn thô.
- Nguồn thực phẩm mà trẻ cần ở giai đoạn 1 2 tuổi gồm: Sữa, phô mai, sữa chua, trái cây, pho mát, ngũ cốc các loại, rau, protein,…
- Có thể chế biến thực đơn ăn dặm cho bé 1-2 tuổi theo nhiều hình thức như: hầm, hấp, luộc, xào, canh, súp…
Đối với những loại thực phẩm mới, mẹ nên cho trẻ ăn liên tục trong 3 ngày. Mục đích để xem phản ứng của cơ thể bé, đồng thời quan sát xem thức ăn có gây dị ứng cho bé hay không.
Đối với trẻ chậm biếng ăn, mẹ cần tham khảo thực đơn cho bé 1-2 tuổi biếng ăn để bé bắt kịp cả về thể chất lẫn trí tuệ so với lứa tuổi.
2. Nhu cầu dinh dưỡng của trẻ 1-2 tuổi
Khi bé được 1-2 tuổi thì hệ tiêu hóa đã dần ổn định và có thể tiêu thụ nhiều loại thực phẩm khác nhau với số lượng cũng nhiều hơn. Trong giai đoạn này, các bé nên được tăng bữa ăn trong ngày thành 4 bữa cơm/cháo/súp. Thực đơn cho bé 1-2 tuổi trong 1 ngày cần đảm bảo như sau:
2.1. Thức ăn
- Gạo (100-150g);
- Thịt hoặc cá, tôm (100-120g)
- Trứng gà 3-4 quả/tuần
- Dầu mỡ (25-30 g)
- Rau xanh (50-100g)
- Quả chín (150-200g)
2.2. Sữa
Trẻ 1-2 tuổi vẫn cần bổ sung sữa để đảm bảo nguồn protein và canxi. Cụ thể, trẻ từ 1-2 tuổi vẫn nên tiếp tục được bú mẹ. Nếu mẹ không có sữa thì cho trẻ uống sữa công thức từ 300-500 ml/ngày.
2.3. Thực phẩm khác
Bên cạnh đó, mẹ nên bổ sung thêm vào thực đơn cho bé 1- 2 24 tháng tuổi cả hoa quả, trái cây, sữa chua, váng sữa vào những bữa phụ để bé không bị đói. Các bữa phụ được phân bổ như: đầu giờ sáng (khoảng 6h), đầu giờ chiều (khoảng 14h), cuối giờ chiều (khoảng 16h), tối (khoảng 21h).
Tìm hiểu thực đơn cho bé 1 2 tuổi để bổ sung dinh dưỡng cho con. Tuy nhiên, nhu cầu của mỗi bé là khác nhau nên mẹ cần điều chỉnh số lượng các bữa ăn trong ngày; nhiều hoặc ít hơn định mức mà chuyên gia dinh dưỡng đưa ra. Mẹ cũng có thể tham khảo thực đơn cho bé 1-2 tuổi kiểu nhật để đem đến sự phát triển tốt nhất cho con.
3. Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1-2 tuổi khoa học
Dưới đây là một số nguyên tắc xây dựng thực đơn cho bé 1 2 tuổi khoa học mà các mẹ nên tham khảo qua:
3.1. Tăng các bữa phụ và bữa chính
Để kích thích cảm giác thèm ăn cho bé cũng như bổ sung thêm các chất dinh dưỡng thì ngoài ba bữa chính, mẹ cũng nên cho bé ăn thêm bữa phụ. Dưới đây là lịch ăn cụ thể:
- Bữa sáng: từ 6h30 – 7h30
- Bữa phụ sáng: 9h
- Bữa trưa: từ 11h – 11h30
- Phụ xế chiều: từ 14h – 14h30
- Buổi chiều: từ 17h – 17h30
Những món ăn mà mẹ có thể cho bé ăn vào các bữa phụ như: chè đậu xanh, trái cây, sữa, bánh flan,… Bữa phụ tối mẹ có thể cho trẻ uống thêm sữa để tăng cường hỗ trợ phát triển toàn diện cho trẻ.
3.2. Tăng cường dinh dưỡng cho bé
Khi bé từ 1- 2 tuổi, đây là giai đoạn tuổi ăn, tuổi lớn nên việc cung cấp đầy đủ 4 nhóm dưỡng chất là đường bột, đạm, béo, khoáng chất, vitamin là rất cần thiết. Trong khẩu phần ăn của bé mẹ nên bổ sung thêm những loại thực phẩm như tôm, cá, trứng gà, rau xanh, gạo, thịt các loại, dầu mè, mỡ cá.
3.3. Trang trí món ăn
Việc trang trí đồ ăn bắt mắt cũng sẽ tạo ra một ấn tượng kích thích vị giác của trẻ. Điều này cũng có thể giúp bé cảm thấy hứng thú hơn với món ăn.
4. Gợi ý thực đơn cho bé 1- 2 tuổi mỗi ngày: Tăng cân, tăng chiều cao
Dưới đây là thực đơn cho bé 1 2 tuổi mà bố mẹ có thể áp dụng mỗi ngày:
4.1. Thực đơn 1
- 6h30: Nui xào thịt heo kèm bánh bông lan.
- 9h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- 11h30: Cháo cá chép và một miếng đu đủ chín.
- 14h30: Sữa chua.
- 17h30: Cơm thịt băm và nửa trái cam.
- 21h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
4.2. Thực đơn 2
- 6h30: Cháo sườn nấu trứng gà và một trái chuối.
- 9h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- 11h30: Cơm thịt xay, canh bí đỏ.
- 14h30: Đậu hũ non.
- 17h30: Cháo thịt heo và xoài chín.
- 21h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
4.3. Thực đơn 3
- 6h30: Cháo chim bồ câu và nước cam.
- 9h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
- 11h30: Cháo gà và một quả chuối.
- 14h30: Sinh tố bơ.
- 17h30: Cơm cá hồi, canh rau ngót và một miếng đu đủ chín.
- 21h: Sữa công thức hoặc sữa mẹ.
4.4. Thực đơn 4
- 6h30: Bánh giò và nửa ly sữa công thức.
- 9h: Chè chuối.
- 11h30: Cháo trứng gà nấu thịt bò.
- 14h30: Đậu hũ non nấu cà rốt.
- 17h30: Cơm tôm rim, canh mồng tơi và một miếng táo.
- 21h: Sữa công thức/sữa mẹ.
4.5. Thực đơn 5
- 6h30: Bánh mì chấm sữa.
- 9h: Bánh flan.
- 11h30: Cháo gà ngô, nấm và một trái chuối.
- 14h30: Sinh tố bơ chuối.
- 17h30: Cháo thịt bò nấm rơm và một miếng thanh long.
- 21h: Sữa công thức/sữa mẹ.
4.6. Thực đơn 6
- 6h30: Phở bò.
- 9h: Sữa công thức/sữa mẹ.
- 11h30: Cơm thịt lợn băm, canh khoai mỡ và một miếng dưa hấu.
- 14h30: Váng sữa.
- 17h30: Cháo thịt bò rau ngót và 1 quả chuối.
- 21h: Sữa công thức/sữa mẹ.
4.7. Thực đơn 7
- 6h30: Miến gà và 200ml nước cam.
- 9h: Sữa công thức/sữa mẹ.
- 11h30: Súp cua và một miếng táo.
- 14h30: Chè chuối.
- 17h30: Cháo lươn và một quả chuối.
- 21h: Sữa công thức/sữa mẹ.
4.8. Thực đơn 8
- 6h30: Bánh mì sandwich với phomai
- 9h: Sinh tố bơ, sữa chua
- 11h30: Cơm gà sốt, canh rong biển
- 14h30: Chè đậu xanh
- 17h30: Cháo thịt bò rau cải
- 21h: sữa công thức
4.9. Thực đơn 9
- 6h30: Cháo lươn
- 9h: Vài lát kiwi, 1 miếng bánh mì sandwich
- 11h30: Cơm, gà luộc xé nhỏ, canh rau dền nấu thịt
- 14h30: Sữa chua dâu chuối
- 17h30: Cơm đậu hũ, thịt băm sốt cà chua, canh bí đỏ, cam.
- 21h: sữa công thức
4.10. Thực đơn 10
- 6h: Mì trộn hải sản
- 9h: Sinh tố xoài + sữa tươi
- 11h30: Cơm cá basa, canh khoai tây, cà rốt
- 14h30: Bánh bao
- 17h30: Cháo gà, bưởi
- 21h: Sữa công thức
4.11. Thực đơn 11
- 6h: Miến gà
- 9h: Sữa công thức
- 11h30: Cơm, tôm luộc, canh rau ngót nấu thịt
- 14h30: Sinh tố chuối
- 17h30: Cháo thịt bò nấu khoai tây
4.12. Thực đơn 12
- 6h: Bánh cuốn
- 9h: Bánh su kem
- 11h30: Cơm, canh sườn nấu rau củ quả, mực nhồi thịt
- 14h30: Sinh tố mãng cầu
- 17h30: Cháo chim bồ câu hạt sen
- 21h: sữa công thức
4.13. Thực đơn 13
- 6h: Cháo sườn hầm
- 9h: Sinh tố xoài
- 11h30: Cơm, canh rau dền, thịt heo kho
- 14h30: Sữa chua
- 17h30: Cháo cua, bưởi
- 21h: Sữa công thức
4.14. Thực đơn 14
- 6h: Phở gà
- 9h: Sữa công thức
- 11h30: Cơm, canh đậu hũ nấu rau ngót, tôm rim
- 14h30: Đậu hũ non, nước ép cam
- 17h30: Cháo thịt bằm nấm hương, dưa hấu
4.15. Thực đơn 15
- 6h: Súp cua
- 9h: Khoai tây chiên
- 11h30: Cơm, thịt bò xào rau củ và canh bí xanh
- 14h30: Sinh tố trái cây
- 17h30: Cơm, gà chiên nước mắm, canh mồng tơi
- 21h: Sữa công thức
5. Lưu ý khi xây dựng thực đơn cho bé 1-2 tuổi
Đối với thực đơn cho bé 1 2 tuổi, mẹ cần lưu ý những điều sau:
5.1. Thực đơn đảm bảo đủ chất
Đây là một trong những lưu ý quan trọng khi xây dựng thực đơn cho bé 1 2 tuổi. Bé ăn ít nhưng đảm bảo đủ chất sẽ tốt hơn bé ăn nhiều nhưng thiếu chất. Vì vậy, mẹ cần đảm bảo cung cấp đầy đủ cho bé 4 nhóm chất dinh dưỡng sau:
- Nhóm đạm: Là thực phẩm có nguồn gốc từ động vật như cá, thịt, hải sản, trứng, sữa,… và thực phẩm có nguồn gốc từ thực vật như đậu nành,…
- Nhóm béo: Có trong mỡ động vật, dầu thực vật, các loại hạt có dầu như: lạc, vừng.
- Nhóm bột đường: Có trong gạo, yến mạch, bột mì,…
- Nhóm vitamin và các chất khoáng: Có trong các loại rau củ và trái cây.
5.2. Không nêm nhiều gia vị
Các chuyên gia về sức khỏe và chuyên gia dinh dưỡng đều khuyến cáo không nên thêm nhiều gia vị, đặc biệt là mắm, muối vào thức ăn của trẻ. Bởi như đã nói, hệ tiêu hóa của bé vẫn còn rất yếu, việc tiêu thụ thức ăn có vị đậm không chỉ khiến bé khó chịu mà còn gây hại cho thận. Do đó, tuyệt đối chỉ nên thêm với lượng vừa phải, đặc biệt ưu tiên chọn gia vị ăn dặm cho bé.
5.3. Cách chế biến
Có nhiều hình thức chế biến thức ăn cho trẻ mẹ có thể áp dụng như: hầm, hấp, luộc, xào, canh, súp…
5.4. Theo dõi phản ứng
Khi cho ăn, phản ứng của bé trong lúc ăn và sau khi ăn là điều rất quan trọng. Nếu bé cảm thấy vui vẻ và hợp tác thì mẹ cho ăn. Ngược lại, nếu bé khó chịu, không hợp tác thì mẹ không nên ép và tìm hiểu nguyên nhân. Tuyệt đối không ép hay dùng mọi biện pháp chỉ để bé ăn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng cần để ý sau khi ăn bé có biểu hiện lạ hay không. Đặc biệt, theo dõi xem bé đi ngoài như thế nào, phân ra làm sao,… Tất cả những điều này cần được lưu tâm để mẹ rút kinh nghiệm cho những lần ăn dặm sau.
Thực đơn cho bé 1 2 tuổi đầy đủ dinh dưỡng luôn là bí quyết để các mẹ nuôi con dễ dàng hơn. Mẹ có thể tham khảo, áp dụng cho bé theo thực đơn mà bỉm tã Lobo đưa ra. Lưu ý, trẻ 1 2 tuổi đã có thể hoàn thiện một số kỹ năng cầm nắm, nhai nuốt… Vì vậy, mẹ hoàn toàn yên tâm với những thực đơn trên.
Có thể bạn quan tâm
Bỉm quần Lobo Nature
Thiết kế mỏng nhẹ - Thoáng khí tối ưu - Kháng khuẩn hiệu quả
279.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Gold
Mềm mịn - Thấm hút siêu tốc, khô thoáng tức thì
299.000 VNĐ
Bỉm quần Lobo Diamond
Bề mặt tơ tằm, thảo dược dịu nhẹ, bé yên giấc trọn đêm
339.000 VNĐ
Bỉm dán Lobo Crystal
An toàn, mềm mại, khô thoáng
299.000 VNĐ
Bài viết liên quan: